Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Block nhánh trái

(Tham khảo chính: 5. Các bệnh lý rối loạn dẫn truyền nhĩ - thất (các dạng block trong tim))

Block nhánh trái (LBBB)

Tiêu chuẩn có Block nhánh trái trên ECG bao gồm:

  1. Thời gian phức bộ QRS > 0.12 giây
  2. Không có sóng Q ở DI, V5 và V6
  3. Sóng R dương đơn độc ở DI, V5 và V6
  4. Chiều của đoạn ST và sóng T ngược với chiều của phức bộ QRS

Một cách đơn giản để chẩn đoán Block nhánh trái trên ECG với phức bộ QRS dãn rộng (> 0.12 giây) là nhìn vào chuyển đạo V1. Nếu phức bộ QRS dãn rộng trên V1 mà phần sau có điện thế âm thì là block nhánh T, nếu có điện thế dương là block nhánh phải. Hình ảnh dưới đây cho thấy hình ảnh điển hình của Block nhánh trái ở các chuyển đạo trước ngực.

Lưu ý: Nếu thời gian của phức bộ QRS từ 0.1 đến 0.19 giây và có các tiêu chí 2, 3 và 4 ở trên thì là Block nhánh trái bán phần.

Block nhánh trái có thể xảy ra trong nhịp nhanh (phụ thuộc vào tần số). Điều này do thiếu máu cơ tim hoặc sự trơ của nhánh trái trái khi nhịp tim nhanh. Khi nhịp lớn hơn 100 nhịp/phút, Block nhánh trái khó phân biệt với nhịp nhanh thất vì cả hai đều có hình ảnh QRS dãn rộng. Tiêu chuẩn Brugada để chẩn đoán nhịp nhanh thất có thể giúp phân biệt hai bệnh lý này.

ECG dưới đây cho thấy nhịp xoang bình thường, sau đó xuất hiện rung nhĩ đáp ứng thất nhanh. Khi nhịp nhanh hơn, hình dạng phức bộ QRS thay đổi thành hình dạng của Block nhánh trái. Khi trở về nhịp xoang và tần số thất chậm lại, hình dạng QRS trở lại bình thường

LBBB-RateDependent-Strip

Tiêu chuẩn Sgarbossa

Tiêu chuẩn Sgarbossa được dùng để chẩn đoàn nhồi máu cơ tim khi có Block nhánh trái.

Trước đây, y văn cho rằng không thể chẩn đoán được Nhồi máu cơ tim khi có Block nhánh trái trên ECG. Tuy nhiên vào năm 1996, Sgarbossa các cộng sự đã mô tả một số thay đổi ECG được thấy ở những bệnh nhân có đồng thời Block nhánh trái và Nhồi máu cơ tim, sau đó đúc kết ra một thang điểm, được gọi là tiêu chuẩn Sgarbossa:

  1. Đoạn ST chênh lên > 1 mm một cách đồng thời ở các chuyển đạo có QRS dương = 5 điểm
  2. Đoạn ST chênh xuống > 1 mm một cách đồng thời ở V1, V2 hoặc V3 = 3 điểm
  3. Riêng biệt có tình trạng không đồng thời đoạn ST chênh lên > 5 mm ở những chuyển đạo có QRS âm tính = 2 điểm

Nhồi máu cơ tim cấp được chẩn đoán khi có trên 3 điểm (có độ đặc hiệu 90%). Tiêu chí số 3 đang còn tranh luận về tính ứng dụng trên lâm sàng; do đó, bắt buộc phải có tiêu chí 1 hoặc 2.

Bệnh nhân này có ST chênh lên 1mm ở V5 và khoảng 0.5mm ở V6 - Đây là ECG của một bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp (huyết khối ở động mạch liên thất trước).

Lưu ý: Dấu hiệu Cabrera và dấu hiệu Chapman cũng được sử dụng để chẩn đoán NMCT cấp tính khi có Block nhánh trái. Việc quan sát sóng T ở V5 đến V6 cũng có thể hữu ích.Trong nghiên cứu Sgarbossa, khi sóng T dương thay vì đảo ngược có thể phát hiện NMCT cấp với độ nhạy 26%.

Ví dụ:

Tài liệu tham khảo:
1. Chou’s Electrocardiography in Clinical Practice: Adult and Pediatric, 6e
2. Sgarbossa EB et al. Electrocardiographic Diagnosis of Evolving Acute Myocardial Infarction in the Presence of a Left Bundle Branch Block. N Engl J Med 1996;doi:10.1056/NEJM199602223340801.
3. Surawicz B, et al. AHA/ACCF/HRS Recommendations for the Standardization and Interpretation of the Electrocardiogram. Circulation. 2009;doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.108.191095.

  • Block phân nhánh trái trước
  • Block nhĩ thất độ II Mobitz 1 (Wenkebach)
  • Block nút xoang
  • Block phân nhánh trái sau
  • Block nhĩ thất độ I
  • Block nhĩ thất độ II Mobitz 2
  • Block nhánh phải
  • Block nhánh trái
  • Block 2 nhánh
  • Block 3 nhánh dẫn truyền
  • Block nhĩ thất độ III
  • Block nhĩ thất 2:1
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Nghiệm pháp lâm sàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Kiến thức Y khoa Toàn cầu

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nghiệm pháp Dix-Hallpike (Nylen Barany)

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Đẳng điện
    Giá trị cực outlier
    xẹp phổi thùy trên bên phải
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space