Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chủ nhịp nhĩ

(Trở về mục nội dung gốc: 6. Rối loạn trên thất (nhịp nhanh/chậm xoang, loạn nhịp xoang, ngưng xoang, ngoại tâm thu trên thất) )

Chủ nhịp nhĩ

Nhịp nhanh nhĩ và chủ nhịp nhĩ thu xảy ra khi có một ổ phát nhịp (khác nút xoang) ở tâm nhĩ bắt đầu phát nhịp nhanh hơn nút xoang. Ổ phát nhịp bất thường này 'nắm quyền' kiểm soát nhịp tim. Khi tần số nhĩ lớn hơn 100 nhịp/phút được gọi là nhịp nhanh nhĩ. Nếu nhỏ hơn 100 nhịp/phút thì được gọi là chủ nhịp nhĩ.

Do điện tim không xuất phát từ nút xoang, nên sóng P sẽ không dương ở DII và hai pha ở V1 như P xoang. Hình thái sóng P sẽ tùy thuộc vào bản chất nơi phát nhịp. Đây được gọi là Chủ nhịp nhĩ hay sóng P từ ổ ngoại tâm thu nhĩ

Sóng P từ ổ ngoại tâm thu nhĩ cũng thường thấy trong nhịp nhanh nhĩ đa ổ (MAT), chủ nhịp nhĩ lưu động (WAP) và ngoại tâm thu nhĩ (PAC).

Nhịp nhanh nhĩ khá phổ biến. Các nguyên nhân gây nhịp nhanh nhĩ bao gồm tăng huyết áp mãn tính, suy tim sung huyết, bệnh van tim hoặc đơn giản là sự lão hóa của tim. Nhịp nhanh nhĩ thường thấy khi mắc monitor theo dõi ECG ở người cao tuổi và thường không có triệu chứng.

Các triệu chứng của nhịp nhanh nhĩ phụ thuộc vào tần số thất và thời gian kéo dài của cơn nhịp nhanh: thường có đánh trống ngực khi tim đập nhanh. Khi có tụt huyết áp, chóng mặt và yếu chi thường xuất hiện. Thời gian đổ đầy tâm trương bị rút ngắn khi tim đập nhanh, dẫn đến giảm cung lượng tim và do đó biểu hiện các triệu chứng của suy tim sung huyết.

Nhịp nhanh nhĩ được điều trị hiệu quả bằng các thuốc ức chế nút nhĩ thất như thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi. Adenosine có thể cắt cơn nhịp nhanh trong đa số trường hợp. Loại bỏ ổ phát nhịp tại nhĩ bằng máy sốc tim được chỉ định hành khi điều trị nội khoa thất bại và không có huyết khối trong nhĩ

Trường hợp đặc biệt có Nhịp nhanh nhĩ với Block nhĩ thất 2:1, đây là tình huống đặc biệt, khó phát hiện. Nếu bắt gặp tình huống trên bệnh nhân đang sử dụng thuốc Digoxin thì nên nghĩ đến ngộ độc Digoxin.

Ví dụ:

Tài liệu tham khảo
1. Chou’s Electrocardiography in Clinical Practice: Adult and Pediatric, 6e
2. Surawicz B, et al. AHA/ACCF/HRS Recommendations for the Standardization and Interpretation of the Electrocardiogram. Circulation. 2009; doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.108.191095.

Trở về mục nội dung gốc: 6. Rối loạn trên thất (nhịp nhanh/chậm xoang, loạn nhịp xoang, ngưng xoang, ngoại tâm thu trên thất)

  • Loạn nhịp xoang
  • Nhịp chậm xoang
  • Nhịp nhanh xoang
  • Chủ nhịp nhĩ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Các vật cản quang vùng ngực

    CME.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thay đổi ở niêm mạc

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Điều trị
    Rối loạn giọng
    Mô đun 1: Giới thiệu về bệnh vẩy nến
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space