Nhịp nhanh xoang
Nhịp nhanh xoang là nhịp xoang: sóng P xoang đi trước mỗi phức bộ QRS ở chuyển đạo DII (do nút xoang phát nhịp) và tần số nhĩ trên 100 nhịp/phút.
Tần số thất (tần số phức bộ QRS) cũng thường lớn hơn 100 bpm, vì trong hầu hết các trường hợp sóng P dẫn truyền qua nút nhĩ thất đến tâm thất để tạo ra phức hợp QRS theo kiểu 1: 1.
Lưu ý, nếu nhịp tim vượt quá 160 nhịp/phút thì rất khó đánh giá được hình dáng của sóng P, khó phân biệt có phải là nhịp của xoang hay không. Do vậy đối với trường hợp nhịp nhanh >160 l/phút thì gọi là nhịp nhanh trên thất.
Đôi khi, nhịp từ xoang có thể khác với tần số thất - được gọi là phân ly nhĩ thất - chẳng hạn như trong nhịp nhanh thất hoặc block nhĩ thất độ III . Điều trị chủ yếu là nguyên nhân gây ra bất thường.
Chẩn đoán phân biệt bao gồm
- Tập thể dục
- Thiếu máu
- Mất nước hoặc sốc giảm thể tích
- Sốt / nhiễm trùng huyết / nhiễm trùng
- Suy hô hấp
- Bệnh phổi mãn tính
- Suy giáp
- U tuỷ thượng thận
- Sử dụng thuốc / chất kích thích
- Suy tim sung huyết mất bù
- Thuyên tắc phổi
Nhịp nhanh xoang hiếm khi là rối loạn nhịp nguyên phát và thường khởi phát do các nguyên nhân trên. Bên cạnh đó, nhịp nhanh xoang không điển hình cũng được ghi nhận và là bệnh lý rối loạn chức năng phát nhịp nguyên phát. Điều hòa hoặc cắt bỏ nút xoang có thể được dùng để điều trị, tuy nhiên, có nguy cơ gây ra rối loạn chức năng nút xoang đáng kể, cần thiết phải cấy máy tạo nhịp.
Ví dụ:
Tài liệu tham khảo:
1.Chou’s Electrocardiography in Clinical Practice: Adult and Pediatric, 6e
2. Surawicz B, et al. AHA/ACCF/HRS Recommendations for the Standardization and Interpretation of the Electrocardiogram. Circulation. 2009; doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.108.191095.
|