Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


6. CHẨN ĐOÁN BỆNH LAO Ở TRẺ EM

(Tham khảo chính: 314/QĐ-BYT )

6.1. Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh lao ở trẻ em:
Khi trẻ có các dấu hiệu dưới đây cần được các bác sĩ làm chẩn đoán xác định bệnh lao:
6.1.1. Tiền sử:
- Tiền sử tiếp xúc gần gũi với người bệnh lao phổi, trong vòng 1-2 năm gần đây.
- Tiền sử có các triệu chứng lâm sàng nghi lao đã được điều trị nhưng triệu chứng không hoặc ít cải thiện, nhanh tái phát.
6.1.2. Triệu chứng lâm sàng nghi lao:
- Triệu chứng toàn thân: Sốt, ra mồ hôi đêm; mệt mỏi/giảm chơi đùa; chán ăn/không tăng cân/sụt cân/suy dinh dưỡng.
- Triệu chứng cơ năng: tùy thuộc vào cơ quan mắc lao, các triệu chứng thường kéo dài trên 2 tuần, không cải thiện với liệu pháp điều trị khác ngoài lao.
- Triệu chứng thực thể: nghèo nàn hoặc rầm rộ tùy từng cơ quan bị bệnh và giai đoạn tiến triển của bệnh.
6.1.3. Xquang:
- Các hình ảnh tổn thương nghi lao trẻ em thường gặp trên phim Xquang ngực thường quy:
● Hạch bạch huyết cạnh khí phế quản hoặc hạch rốn phổi to biểu hiện là hình mờ tròn hoặc bầu dục
● Nốt, đông đặc nhu mô phổi
● Nốt kê
● Hang lao
● Hình ảnh tràn dịch màng phổi, màng tim
● Hình ảnh dày rãnh liên thùy phổi, có thể kèm theo hình ảnh tràn dịch khu trú.
Chụp Xquang ngực giúp xác định các tổn thương lao tại phổi phối hợp với lao các cơ quan khác.
- Hình ảnh tổn thương nghi lao cột sống: thân đốt sống bị phá hủy tạo thành hình chêm (trên phim nghiêng), có thể thấy hình ảnh ổ áp xe lạnh ở hai bên cạnh các đốt sống tổn thương (phim thẳng).
- Hình ảnh tổn thương xương khớp nghi lao: hình ảnh ổ khớp, cổ/thân xương bị phá hủy, ổ khuyết xương, tràn dịch ổ khớp.
6.1.4. Tìm thấy vi khuẩn lao: đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh lao
- Bệnh phẩm: bất kỳ bệnh phẩm nào có thể lấy được tùy theo thể bệnh: Đờm, dịch dạ dày, dịch các màng, dịch phế quản, dịch não tủy, mủ hạch, phân, mủ áp xe,....
- Kỹ thuật xét nghiệm: Xpert MTB/RIF, nhuộm soi trực tiếp, nuôi cấy,...
6.1.5. Xét nghiệm nhiễm lao:
Tét da hoặc IGRA dương tính cho biết trẻ đã nhiễm lao nhưng không khẳng định trẻ đang mắc lao. Các xét nghiệm này âm tính cũng chưa loại trừ trẻ có mắc lao (khi có sự xuất hiện các yếu tố mục 6.2)
6.1.6. Các xét nghiệm khác:
- Xét nghiệm giải phẫu bệnh (tế bào - mô bệnh học): lao hạch, lao các màng, lao xương khớp,…
- Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, CT scan, MRI,… các cơ quan nghi lao
- Xét nghiệm HIV: các trẻ nhiễm HIV cần được sàng lọc mắc lao và ngược lại.
- Xét nghiệm TCD8, TCD4
6.2. Chẩn đoán lao phổi ở trẻ em:
Trẻ được chẩn đoán mắc lao phổi khi thỏa mãn một trong hai điều kiện sau:
1. Trẻ có triệu chứng nghi lao và xét nghiệm tìm vi khuẩn lao dương tính đối với các bệnh phẩm lâm sàng: đờm, dịch dạ dày, dịch phế quản, phân.
2. Được các bác sĩ chuyên khoa hội chẩn chẩn đoán dựa trên:
- Triệu chứng lâm sàng: ho, sốt, ra mồ hôi đêm, sụt cân/không tăng cân, giảm chơi đùa trên 2 tuần
- Hình ảnh Xquang ngực nghi lao
- Không đáp ứng với điều trị kháng sinh phổ rộng 10-14 ngày
- Tiền sử tiếp xúc nguồn lây trong vòng 2 năm gần đây
- Tét da với Tuberculin /IGRA dương tính
(Sơ đồ chẩn đoán lao phổi trẻ em-phụ lục 6)
6.3. Chẩn đoán lao ngoài phổi trẻ em:
6.3.1. Lao hạch ngoại vi:
Lao hạch ngoại vi là thể lao gặp nhiều thứ 2 sau lao phổi ở trẻ em. Trẻ được chẩn đoán mắc lao hạch ngoại vi khi có các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng sau:
6.3.1.1. Lâm sàng:
- Hạch thường gặp ở vùng cổ, tiến triển chậm, to dần, kích thước trên 2cm, không đối xứng, không đau, không đỏ, giai đoạn muộn nếu không được điều trị có thể dò chất bã đậu, lâu liền sẹo.
- Triệu chứng toàn thân có thể gặp: sốt, ra mồ hôi đêm, sụt cân
- Điều trị kháng sinh phổ rộng 1 - 2 tuần không đáp ứng.
6.3.1.2. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm tế bào học có thể tìm thấy chất hoại tử bã đậu, tế bào bán liên, tế bào khổng lồ trong các bệnh phẩm lâm sàng hạch (chọc hút, dịch mủ).
- Xét nghiệm mô bệnh học bệnh phẩm sinh thiết hạch có hình ảnh nang lao điển hình: ở giữa là vùng hoại tử bã đậu, bao quanh là các tế bào bán liên, tế bào khổng lồ và tế bào lympho, ngoài cùng là lớp tế bào xơ.
- Soi trực tiếp, Xpert MTB/RIF hoặc nuôi cấy tìm vi khuẩn lao từ bệnh phẩm mủ hạch.
Lưu ý: Cần chẩn đoán phân biệt với hạch viêm phản ứng BCG
- Vị trí thường gặp là trong hố nách, thượng đòn cùng bên tiêm BCG, thường xuất hiện trong năm đầu tiên sau tiêm.
- Xử trí tại chỗ, không dùng phác đồ điều trị lao hạch.
- Trường hợp hạch BCG lan tỏa cần hội chẩn chuyên khoa lao.
6.3.2. Chẩn đoán các thể lao ngoài phổi khác:

Vị trí Lao ngoài phổi

Biểu hiện lâm sàng hay gặp

Xét nghiệm

Khuyến cáo

Lao màng phổi

Rì rào phế nang giảm và gõ đục

Có thể có đau ngực

Chụp Xquang

Chọc dịch màng phổi *

- Điều trị lao

- Nếu dịch màng phổi có mủ xem khả năng viêm mủ màng phổi và chuyển lên tuyến trên.

Trẻ em dưới 5 tuổi mắc thể lao lan tràn và nặng.

Lao màng não

Đau đầu, khó chịu, quấy khóc, nôn, hôn mê/giảm hoặc mất ý thức, co giật, cổ cứng, thóp phồng, liệt,…

- Chọc dò tủy sống lấy dịch não tủy *.

- Xquang phổi

Nhập viện điều trị lao **

Lao kê

Dấu hiệu lâm sàng có thể rầm rộ: khó thở, sốt cao, tím tái (không tương xứng với dấu hiệu thực thể ở phổi), hôn mê, suy kiệt…

Xquang phổi

Điều trị hoặc chuyển lên tuyến trên

Trẻ em từ 5 tuổi trở lên

Lao màng bụng

Bụng to dần, cổ trướng, gõ đục vùng thấp hoặc có các đám cứng trong ổ bụng

Chọc hút dịch màng bụng *

Chuyển lên tuyến trên **

Lao cột sống

Đau cột sống vùng tổn thương, đau tăng khi vận động. Cột sống bị biến dạng, có thể chân bị yếu/bị liệt

Chụp Xquang cột sống

Chuyển lên tuyến trên**

Lao màng ngoài tim

- Tim nhịp nhanh

- Tiếng tim mờ

- Mạch khó bắt

- Khó thở

Xquang lồng ngực

Siêu âm tim, chọc dịch màng tim *

Chuyển lên tuyến trên**

Lao xương khớp

- Gặp ở cuối các xương dài, khớp sưng biến dạng, hạn chế vận động.

- Tràn dịch một bên, thường ở khớp gối hoặc khớp háng.

Chụp Xquang/ hút dịch ổ khớp *

Chuyển lên tuyến trên **

* Đặc điểm: dịch lỏng màu vàng chanh, protein cao, nhuộm soi trực tiếp có các tế bào bạch cầu, chủ yếu là tế bào lympho.
** Nếu không chuyển được bắt đầu điều trị lao.
(Xem sơ đồ hướng dẫn quy trình chẩn đoán bệnh lao trẻ em ở phụ lục số 7)
 

 

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/2024112601_2009_TT-BYT_85943.doc .....(xem tiếp)

  • 1. NGƯỜI NGHI LAO PHỔI
  • 2. CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI
  • 3. CHẨN ĐOÁN LAO NGOÀI PHỔI
  • 4. CHẨN ĐOÁN LAO KHÁNG THUỐC (SƠ ĐỒ CHẨN ĐOÁN- PHỤ LỤC 3)
  • 5. CHẨN ĐOÁN LAO ĐỒNG NHIỄM HIV
  • 6. CHẨN ĐOÁN BỆNH LAO Ở TRẺ EM
  • 7. PHÂN LOẠI BỆNH LAO
  • 8. LỘ TRÌNH SỬ DỤNG XPERT MTB/RIF TRONG CHẨN ĐOÁN LAO VÀ LAO KHÁNG THUỐC
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    báo cáo

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các bệnh lý khác

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    rì rào phế nang

    kỹ năng.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Đặc điểm táo bón
    Đường thở
    10 - Nguyễn Thị Hải - ĐTĐ
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space