Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


PHÁ THAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP NONG VÀ GẮP TỪ TUẦN 13 ĐẾN HẾT TUẦN 18

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

PHÁ THAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP NONG VÀ GẮP TỪ TUẦN 13 ĐẾN HẾT TUẦN 18

Nong và gắp là phương pháp chấm dứt thai nghén bằng cách sử dụng thuốc misoprostol để chuẩn bị cổ tử cung, sau đó nong cổ tử cung và dùng bơm hút chân không kết hợp với kẹp gắp thai để lấy thai ra, áp dụng cho tuổi thai từ tuần thứ 13 đến hết tuần thứ 18.

  1. Chỉ định.

Thai từ tuần thứ 13 (tương đương với chiều dài đầu mông 52 mm) đến hết tuần thứ 18 (tương đương với đường kính lưỡng đỉnh 40 mm).

  1. Chống chỉ định.

2.1. Tuyệt đối:

- Đang viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính (cần được điều trị).

- Tiền sử dị ứng với misoprostol.

2.2. Thận trọng:

- Dị dạng tử cung, u xơ tử cung hoặc sẹo mổ cũ ở tử cung: có thể giảm liều misoprostol

- Đang mắc các bệnh nội khoa cấp tính nên điều trị ổn định

3.Cơ sở vật chất

- Phòng kỹ thuật: bảo đảm tiêu chuẩn quy định.

- Phương tiện dụng cụ:

+ Bộ dụng cụ nong, gắp thai, kẹp dài sát khuẩn, kẹp cổ tử cung, nong từ số 8 đến số 17, kẹp gắp thai Sopher, Bierre và thìa nạo cùn.

+ Bộ hút thai chân không với ống hút số 12 đến số 16.

+ Khay đựng mô thai và rau.

+ Các phương tiện xử lý dụng cụ và chất thải.

+ Phương tiện cấp cứu.

+ Máy siêu âm.

- Thuốc: misoprostol, giảm đau, tiền mê, chống choáng và thuốc tăng co tử cung.

  1. Quy trình kỹ thuật.

4.1. Chuẩn bị khách hàng.

- Người cung cấp dịch vụ tự giới thiệu với khách hàng.

- Hỏi tiền sử bệnh về nội, ngoại, sản phụ khoa, tiền sử dị ứng và các bệnh LTQĐTD.

- Khám toàn thân.

- Khám phụ khoa loại trừ chống chỉ định.

- Siêu âm.

- Xác định tuổi thai (đối chiếu với siêu âm)

- Xét nghiệm máu

- Khách hàng ký cam kết tự nguyện phá thai (dưới 18 tuổi phải có đơn cam kết của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ)

4.2. Tư vấn (xem thêm phần tư vấn phá thai).

- Thảo luận về quyết định chấm dứt thai nghén.

- Các nguy cơ, tai biến và biến chứng có thể xảy ra khi phá thai to.

- Các phương pháp phá thai to.

- Các bước của thủ thuật nong và gắp.

- Tự theo dõi và chăm sóc sau phá thai

- Các dấu hiệu cần khám lại ngay.

- Khả năng có thai lại sau phá thai và các dấu hiệu thai nghén sớm

- Thông tin về các BPTT, hướng dẫn chọn lựa BPTT phù hợp

- Trả lời những câu hỏi của khách hàng và giải quyết những vấn đề lo lắng.

4.3. Người thực hiện thủ thuật.

- Rửa tay thường quy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn dưới vòi nước chảy..

- Trang phục y tế: áo choàng, quần, mũ, khẩu trang, đeo kính bảo hộ.

4.4. Các bước tiến hành thủ thuật.

4.4.1. Chuẩn bị cổ tử cung:

- Ngậm dưới lưỡi hoặc đặt túi cùng âm đạo 400 mcg misoprostol 3 giờ trước thủ thuật

- Đánh giá lại tình trạng cổ tử cung, nếu cổ tử cung chưa được chuẩn bị tốt thì dùng tiếp 400 mcg misoprostol.

4.4.2. Uống kháng sinh dự phòng

4.4.3. Tiến hành thủ thuật.

- Giảm đau toàn thân.

- Khám xác định kích thước và tư thế tử cung, đánh giá tác dụng của thuốc đối với cổ tử cung, không được tiến hành thủ thuật khi cổ tử cung chưa được chuẩn bị tốt.

- Thay găng vô khuẩn.

- Sát khuẩn ngoài, trải khăn sạch dưới mông.

- Đặt van, bộc lộ cổ tử cung và sát khuẩn cổ tử cung, âm đạo.

- Kẹp cổ tử cung.

- Gây tê cạnh cổ tử cung.

- Kiểm tra độ mở cổ tử cung. Cổ tử cung cần phải mở đủ độ để lọt được ống hút số 12-14.

Nếu ống hút không qua được cổ tử cung hoặc cổ tử cung không thể nong được dễ dàng, nhắc lại liều Misoprostol trước khi tiếp tục bước tiếp theo của thủ thuật.

- Nong cổ tử cung nếu cần thiết.

- Dùng bơm hai van với ống hút phù hợp để hút nước ối và kéo phần thai xuống thấp.

- Tiến hành gắp thai, rau. Không đưa kẹp gắp quá sâu trong buồng tử cung để tránh nguy cơ thủng tử cung.

- Nếu gắp thai khó khăn thì có thể gắp thai dưới siêu âm.

- Kiểm tra lại buồng tử cung bằng thìa cùn hoặc ống hút để chắc chắn rằng buồng tử cung sạch.

- Kiểm tra các phần thai và rau lấy ra để đánh giá thủ thuật hoàn thành hay chưa.

- Nếu người phụ nữ muốn đặt vòng tránh thai, có thể đặt vòng ngay sau khi kết thúc thủ thuật (tư vấn về nguy cơ tụt dụng cụ tử cung).

- Xử lý dụng cụ và chất thải.

4.5. Theo dõi và chăm sóc.

- Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, ra máu âm đạo, đau bụng, co hồi tử cung 30 phút một lần trong vòng 1 đến 2 giờ, sau đó có thể cho khách hàng về.

- Kê đơn kháng sinh.

- Tư vấn sau thủ thuật (xem phần tư vấn chung)

- Hẹn khám lại sau 2 tuần.

- Cung cấp BPTT mà khách hàng lựa chọn hoặc giới thiệu địa điểm cung cấp BPTT.

4.6. Tai biến và xử trí.

- Tai biến: choáng, thủng tử cung, rách cổ tử cung, chảy máu, sót thai, sót rau, ứ máu trong tử cung, nhiễm khuẩn.

- Xử trí theo phác đồ cho từng tai biến (xem tài liệu phần bài giảng xử trí tai biến).

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Lồng ghép chăm sóc giảm nhẹ vào hệ thóng chăm sóc sức khỏe

    183/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Giới thiệu da bàn tay

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dịch tễ

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Những yếu tố ảnh hưởng đến sự khó thở
    hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng mạch vành mạn
    2144
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space