Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG THÔNG DẠ DÀY CHO TRẺ SƠ SINH

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG THÔNG DẠ DÀY CHO TRẺ SƠ SINH

  1. Chỉ định.

- Nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày.

- Lấy dịch làm xét nghiệm.

- Dẫn lưu dịch và khí từ dạ dày trong các trường hợp: thở máy, thở CPAP, bụng chướng, viêm ruột hoại tử, dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa (teo, tắc...).

  1. Tiến hành.

Nguyên tắc tiến hành:

- Giải thích cho người nhà trẻ trước khi tiến hành.

- Bảo đảm vô khuẩn.

- Quấn trẻ tư thế dễ chịu.

- Theo đúng quy trình kỹ thuật:

+ Rửa tay sạch, đeo găng tay.

+ Ước lượng chiều dài ống cần thiết: đo từ miệng hoặc lỗ mũi đến vành tai dưới và sau đó xuống đến điểm giữa đoạn nối từ mũi ức đến rốn; và dùng bút hoặc băng dính đánh dấu trên ống.

+ Làm ẩm đầu ống thông bằng nước cất hoặc nước muối sinh lý hoặc bằng nước bọt trẻ.Giữ đầu trẻ, nhẹ nhàng đưa ống vào đường miệng (dùng ngón trỏ đẩy lưỡi xuống dưới) hoặc đưa ống vào đường mũi hướng về phía chẩm chứ không hướng lên trên.

+ Hơi gập cổ trẻ và nhẹ nhàng đẩy ống theo nhịp nuốt của trẻ đến đoạn ống đã được đánh dấu. Kiểm tra ống thông đã vào đúng vị trí: (1) Dùng ống bơm tiêm gắn vào ống thông, rút ra thấy có dịch. (2) Sử dụng ống nghe: nghe ở vùng thượng vị có tiếng khí di chuyển khi dùng ống tiêm bơm hơi vào ống thông dạ dày. (3) Đo độ pH dịch hút ra từ ống thông (ở Việt Nam hầu như chưa sử dụng cách thử này). (4) Chụp X quang nếu còn nghi ngờ về vị trí ống thông.

+ Cố định bằng băng dán.

+ Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay.

+ Ghi hồ sơ:

  • Ngày giờ đặt, tên điều dưỡng thực hiện.
  • Vị trí đặt: miệng hoặc mũi (phải hay trái), độ dài ống thông.
  • Số lượng và tính chất dịch dạ dày lúc hút ra.
  • Gửi xét nghiệm dịch dạ dày nếu có chỉ định.

* Lưu ý

- Theo dõi nhịp tim, quan sát các dấu hiệu suy hô hấp trong suốt quá trình thủ thuật.

- Nếu cảm giác vướng không thể đưa sâu hơn đến mức đã đánh dấu thì ngưng lại, không cố gắng đưa sâu hơn nữa, cố định ống thông và chụp X quang dạ dày kiểm tra dị tật teo thực quản bẩm sinh.

- Quan sát trẻ trong lúc đưa ống thông vào, nếu trẻ đột ngột khó thở, tím tái nên rút ngay ống thông ra vì có thể ống thông lạc vào đường thở.

- Khi cho ăn qua ống thông, cần hút dịch dạ dày trước mỗi cữ sữa một lần để đánh giá lượng dịch ứ đọng.

- Nếu dùng để dẫn lưu thì đầu ngoài của thông dạ dày cho vào túi sạch hoặc dụng cụ chứa sạch, cố định bằng băng dính và đặt thấp hơn vị trí dạ dày nếu dẫn lưu dịch, cao hơn nếu dẫn lưu khí.

- Khi rút ống thông dạ dày cần gập đầu ống tránh chảy dịch vào thanh quản.

- Có thể lưu ống thông đến 1 tuần.

  1. Biến chứng.

- Ngưng thở, chậm nhịp tim hoặc tím tái, tụt SpO2 trong quá trình đặt.

- Tắc đường mũi, kích ứng và hoại tử niêm mạc mũi.

- Trầy xước niêm mạc thực quản gây chảy máu.

- Thủng: hầu họng, thực quản, dạ dày, tá tràng.

- Gây sặc sữa, viêm phổi hít do cho ăn qua ống thông dạ dày khi ống thông dạ dày nằm sai vị trí.

- Cuộn hoặc tắt ống.

- Tăng sự trào ngược dạ dày thực quản.

- Nhiễm khuẩn.

* Tuy vậy, nếu tuân thủ đúng quy trình, biến chứng rất hiếm khi xảy ra.

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    4- Móng màu vàng

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dị vật đường thở

    5643/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tóm tắt

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    An toàn người bệnh ngoại trú
    CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG SAU MỔ
    Phòng khám thành trung tâm sức khỏe
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space