GIAO TIẾP VÀ HỖ TRỢ TINH THẦN ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH TRẺ BỆNH - Giao tiếp với người nhà trẻ bệnh.
1.1. Nguyên tắc chung. - Phong cách chững chạc, thái độ quan tâm, thân thiện tạo niềm tin cho gia đình trẻ bệnh. - Tôn trọng, thông cảm với những nỗi lo lắng của gia đình. - Lắng nghe và khuyến khích người nhà hỏi hoặc đề đạt ý kiến. - Chú ý quan tâm đến bà mẹ kể cả khi không có bà mẹ đi theo. Cần hỏi về tình trạng bà mẹ để thu thập thông tin liên quan đến trẻ và biểu lộ sự quan tâm của mình. 1.2. Các việc cần làm khi tiếp xúc với người nhà trẻ bệnh. - Tiếp nhận trẻ ngay và đánh giá nhanh xem trẻ có ở trong tình trạng cấp cứu không. Nếu có, phải xử trí ngay; nếu không, tiến hành xử trí trẻ theo quy trình của bệnh viện. - Hỏi bệnh: luôn có thái độ tôn trọng và cảm thông với người nhà khi hỏi bệnh. Lắng nghe những ý kiến của gia đình, khuyến khích họ hỏi và bày tỏ thái độ quan tâm của mình. Cách hỏi bệnh cần khéo léo, tránh làm tổn thương gia đình. - Khám bệnh: khám bệnh phải toàn diện, tỉ mỉ, chu đáo. Chú ý động tác khám phải nhẹ nhàng. - Thông báo về bệnh tật và kế hoạch điều trị cho trẻ: dùng ngôn từ rõ ràng, chính xác khi thông báo cho gia đình về tình trạng, tiến triển và kế hoạch điều trị cho trẻ. - Giải thích về những vấn đề liên quan đến quy chế bệnh viện: phổ biến các hướng dẫn, nội quy bệnh viện. Bảo đảm quyền dân chủ cho người nhà người bệnh. Đối với những trường hợp cần làm thủ thuật, mổ tử thi... giải thích cho người nhà biết các quy định hiện hành. - Hỗ trợ tinh thần cho gia đình trẻ trong các trường hợp bệnh nặng.
Các hướng dẫn sau đây áp dụng ở các cơ sở y tế có điều trị trẻ bị bệnh nặng. 2.1. Đối với tất cả gia đình có trẻ bị bệnh nặng. - Động viên an ủi gia đình. + Không được trách gia đình người bệnh nếu họ đưa trẻ đến quá muộn hoặc không quan tâm đến tình trạng bệnh của trẻ. + Thông tin đầy đủ tình trạng bệnh của trẻ cho gia đình để cùng chia sẻ, phối hợp với cán bộ y tế trong chăm sóc trẻ. + Biểu hiện sự quan tâm, tôn trọng đối với trẻ và gia đình: - Khuyến khích và cho phép bà mẹ ở với trẻ. Nếu bà mẹ không thể ở với trẻ thì khuyến khích bà mẹ đến thăm trẻ càng nhiều càng tốt. Trong điều kiện tình trạng trẻ cho phép, cố gắng có giường nằm cho cả bà mẹ và trẻ.
- Khuyến khích bà mẹ cộng tác trong việc chăm sóc trẻ.
- Khuyến khích, động viên, hỗ trợ bà mẹ cho con bú. Trường hợp không thể cho con bú được, hướng dẫn, giúp đỡ bà mẹ vắt sữa và dùng thìa, cốc để cho trẻ ăn.
- Thăm trẻ. + Chỉ những người thân trong gia đình vào thăm và hướng dẫn họ tuân thủ các quy định của bệnh viện. + Những người nhà đang bị sốt, có dấu hiệu bị bệnh cấp tính, bệnh truyền nhiễm (như nhiễm khuẩn đường hô hấp, thủy đậu..) không được vào thăm trẻ. + Khi thăm trẻ cần phải: - Rửa sạch tay.
- Mặc quần áo, đi dép của bệnh viện.
- Chỉ thăm người nhà của mình, không tiếp xúc với các trẻ khác trong buồng bệnh.
2.2. Gia đình có trẻ bị khuyết tật bẩm sinh. Cán bộ y tế cần có thái độ thông cảm, tinh tế trong khi giải thích về tình trạng dị tật cho người nhà. - Nếu trẻ bị dị dạng nặng thì cân nhắc việc cho bà mẹ gặp trẻ. Nếu bắt buộc phải cho mẹ gặp trẻ, tìm cách che bớt sao cho bà mẹ không nhìn thấy hết những dị dạng này khi lần đầu gặp trẻ. - Lần đầu tiếp xúc với trẻ, không nên để bà mẹ một mình mà cần có thêm một người nữa để giảm bớt sự lo sợ cho bà mẹ. - Hướng dẫn và bảo đảm cha/mẹ trẻ biết cách chăm sóc trẻ. - Tư vấn về tiên lượng bệnh của trẻ và giới thiệu đến các cơ sở điều trị tiếp tục. 2.3. Gia đình có trẻ đang hấp hối hoặc đã mất. - Trẻ đang hấp hối: + Cho phép người nhà vào thăm trẻ, ngay cả khi đang cố gắng cấp cứu cho trẻ, nếu thấy phù hợp. + Giải thích tình trạng bệnh của trẻ. + Nếu biết chắc chắn trẻ không thể qua khỏi cần an ủi, động viên gia đình người bệnh và thông báo cho gia đình biết là không thể cứu sống trẻ. - Khi trẻ tử vong: + Sau khi trẻ đã mất, mặc quần áo, chia sẻ với gia đình người bệnh và cho phép gia đình gặp mặt, nếu họ muốn. + Tôn trọng tín ngưỡng, các tập tục địa phương: giữ vật kỷ niệm, chôn cất... nhưng phải đúng theo quy định địa phương và bảo đảm đúng các quy trình y tế. + Hoàn thành mọi thủ tục, giấy tờ theo quy định xác nhận tử vong của trẻ. Ghi chép đầy đủ các thông tin liên quan và lưu hồ sơ trẻ tử vong. + Đưa giấy chứng tử cho gia đình và hướng dẫn chăm sóc bà mẹ sau sinh. CHUYỂN VIỆN AN TOÀN CHO TRẺ SƠ SINH - Chuyển trẻ từ tuyến xã.
- Tùy điều kiện tại các trạm y tế, sử dụng các phương tiện vận chuyển thích hợp sẵn có với nguyên tắc là đảm bảo an toàn cho trẻ trong suốt quá trình chuyển. Cần đặc biệt chú ý: + Giữ ấm cho trẻ: tốt nhất là đặt trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ hoặc người đi cùng trong suốt quá trình chuyển. + Nên có nhân viên y tế đi kèm và có các trang thiết bị, thuốc thiết yếu cho cấp cứu trên đường chuyển. - Liên hệ với tuyến trên yêu cầu hỗ trợ đón người bệnh hoặc hướng dẫn và hỗ trợ xử trí tùy thuộc vào tình trạng người bệnh. - Trước khi chuyển: + Viết giấy chuyển viện bao gồm các thông tin về tình trạng bệnh của trẻ, các chăm sóc/xử trí đã làm; các vấn đề liên quan đến cuộc đẻ và tình trạng bà mẹ. + Trường hợp nghi ngờ hoặc đã xác định nhiễm khuẩn nặng: tiêm bắp (mặt ngoài đùi) cho trẻ 1 liều kháng sinh: gentamicin 2,5 mg/kg và penicillin 50.000 đv/kg (chú ý phải pha loãng gentamicin trước khi dùng với nồng độ 10 mg/ml). - Chuyển từ tuyến huyện, tỉnh và trung ương.
2.1. Liên hệ, trao đổi với tuyến chuyển đến. - Liên lạc bằng điện thoại trước khi chuyển. - Các thông tin cần trao đổi: tình trạng bệnh tật, các thuốc điều trị, tham khảo ý kiến chuyên môn, phương tiện chuyển và ước tính thời gian đến. 2.2. Chuẩn bị cán bộ, phương tiện và trang thiết bị cho chuyển viện. - Cán bộ: cán bộ chuyên môn đi kèm biết chăm sóc sơ sinh cơ bản, cấp cứu ngừng tim, ngừng thở. - Phương tiện vận chuyển: xe cứu thương phải có đèn đủ sáng để có thể theo dõi, chăm sóc người bệnh trên đường chuyển, trong xe phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ. Lái xe phải thường trực liên tục. - Dụng cụ và thuốc cần mang theo: bảo đảm có đủ, vô khuẩn và sử dụng được. Các loại dụng cụ cần thiết | Các loại thuốc thiết yếu | - Bóng, mặt nạ dùng cho trẻ sơ sinh. - Bình/túi oxygen đủ dùng trong quá trình chuyển. - Ống thông, bộ dây nối thở oxygen, ống thông dạ dầy, hút dịch; bơm tiêm. - Bộ đặt nội khí quản, ống nội khí quản các cỡ 2,5; 3; 3,5. - Ống nghe; nhiệt kế, máy hút đờm/nhớt. - Dụng cụ/thiết bị ủ ấm. - Dụng cụ đo độ bão hòa oxygen qua da, nếu có điều kiện. | - Dịch truyền: glucose 10%; natri clorid 0,9%; - Phenobacbital. - Adrenalin 1‰. - Kháng sinh (gentamicin, penicilin hoặc ampicillin). |
2.3. Chuẩn bị chuyển viện. - Bảo đảm là đã giải thích kỹ cho gia đình lý do phải chuyển viện và được gia đình đồng ý. Nên chuyển mẹ đi cùng trẻ. - Tình trạng trẻ tương đối ổn định, có thể duy trì được các chức năng sống trên đường chuyển. Trường hợp nghi ngờ hoặc đã xác định nhiễm khuẩn nặng: tiêm bắp (mặt ngoài đùi) cho trẻ 1 liều kháng sinh: gentamicin 2,5 mg/kg và penicillin 50.000 đv/kg (chú ý phải pha loãng gentamicin trước khi dùng với nồng độ 10 mg/ml). - Nếu trẻ mất nước nặng: bồi phụ nước và điện giải. - Viết giấy chuyển viện. 2.4. Chăm sóc và theo dõi trên đường chuyển viện. - Bảo đảm giữ ấm cho trẻ trước và trong khi chuyển, khuyến khích để trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ/người nhà. - Bảo đảm cho ăn và dịch truyền: + Nếu trẻ bú được, khuyến khích bà mẹ cho trẻ bú. + Nếu trẻ không thể bú được, vắt sữa cho trẻ ăn bằng thìa hoặc qua ống thông hoặc nuôi dưỡng tĩnh mạch nếu cán bộ đi kèm có khả năng thực hiện. - Theo dõi: diễn biến bệnh và các dấu hiệu sinh tồn. - Xử trí các tình huống: nếu trẻ có các vấn đề nghiêm trọng (ngừng thở/tim hoặc co giật) thì cần dừng xe để xử trí. Không nên đi nhanh đến tuyến chuyển viện mà không xử trí. 2.5. Đến cơ sở chuyển viện: bàn giao người bệnh, các hồ sơ liên quan, các diễn biến và xử trí trên đường chuyển viện. CHO TRẺ RA VIỆN - Thời điểm ra viện.
1.1. Các tiêu chuẩn về chuyên môn để có thể cho trẻ bệnh ra viện: - Bệnh lý chính và các dấu hiệu sinh tồn đã ổn định, không có vấn đề gì khác cần phải điều trị tại cơ sở y tế. - Thân nhiệt của trẻ bình thường, duy trì trong khoảng 36,5oC-37,4oC và các dấu hiệu sinh tồn đã ổn định. - Trẻ bú mẹ tốt. Nếu trẻ không có chỉ định bú mẹ, phải hướng dẫn bà mẹ kiến thức và thực hành nuôi con bằng các phương pháp cho ăn thay thế. - Trẻ có chiều hướng tăng cân. - Mẹ tự tin và có thể chăm sóc trẻ 1.2. Nếu vì hoàn cảnh đặc biệt, gia đình muốn xuất viện sớm hơn so với dự định của thầy thuốc, cần hướng dẫn bà mẹ cách tiếp tục điều trị tại nhà theo đơn thuốc (nên có cam kết từ bà mẹ xin ra viện sớm và thực hiện đúng các hướng dẫn của thầy thuốc), khuyến khích bà mẹ đưa trẻ khám lại sau 1-2 ngày hoặc khám lại ngay khi có dấu hiệu bất thường, liên hệ với nhân viên y tế địa phương đề nghị tiếp tục theo dõi trẻ. - Các thủ tục cần làm khi cho trẻ bệnh ra viện.
2.1. Khám trẻ trước khi ra viện: bảo đảm chắc chắn là bệnh chính đã ổn định, đủ các tiêu chuẩn cho trẻ xuất viện. 2.2. Thông báo cho gia đình biết về tình trạng bệnh của trẻ ổn định và quyết định ra viện: - Trẻ đã có đầy đủ các điều kiện cần thiết để ra viện. - Giải thích các quy định về thủ tục ra viện cho bà mẹ hiểu và trả lời các câu hỏi của bà mẹ. - Trường hợp đặc biệt phải giải quyết ra viện theo yêu cầu của gia đình, cần thông qua ý kiến lãnh đạo và phải có chữ ký của gia đình vào bệnh án. - Hướng dẫn cho bà mẹ/người nhà khi cho trẻ ra viện.
- Cấp thuốc hoặc kê đơn, hướng dẫn cách sử dụng để hoàn thành đợt điều trị tại nhà và hẹn khám lại. - Hướng dẫn cho bà mẹ cách chăm sóc, theo dõi trẻ tại nhà (bú mẹ hoàn toàn, giữ ấm cho trẻ, các dấu hiệu nguy hiểm). Đặc biệt lưu ý đối với các bà mẹ có vấn đề khó khăn (về nuôi con bằng sữa mẹ, bị bệnh nặng, HIV(+), có con lần đầu, tuổi vị thành niên hoặc bà mẹ độc thân...). - Kiểm tra và hướng dẫn lịch tiêm chủng lần tiếp theo. - Hoàn tất các thủ tục hành chính.
- Viết giấy ra viện gồm đầy đủ các thông tin về chẩn đoán, hướng dẫn theo dõi và khám lại.Nếu có thể viết tóm tắt quá trình bệnh, các xét nghiệm đã làm, các thuốc đã dùng với một số bệnh lý để tiện theo dõi cho các lần khám lại sau.. - Hoàn thành hồ sơ ra viện.
|