Các bác sĩ gia đình thường chẩn đoán loãng xương trong quá trình tầm soát bệnh định kỳ. Những đối tượng sau đây nên được ưu tiên sàng lọc nguy cơ:
- Phụ nữ trên 65 tuổi.
- Phụ nữ ở mọi lứa tuổi có các yếu tố làm tăng khả năng phát triển bệnh loãng xương.
Trong quá trình thăm khám, các vấn đề sau trên bệnh nhân cần nên được lưu ý:
- Đã từng gãy xương trước đây.
- Thói quen sống: bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục, sử dụng rượu và tiền sử hút thuốc.
- Tình trạng sức khỏe hiện tại hoặc tiền căn trước đây và các loại thuốc có thể góp phần làm giảm khối lượng xương và tăng nguy cơ gãy xương.
- Tiền sử gia đình của bạn bị loãng xương và các bệnh khác.
- Đối với phụ nữ, cần quan tâm thêm tiền sử kinh nguyệt của bệnh nhân.
Bác sĩ Gia đình cũng có thể thực hiện các kiểm tra:
- Giảm chiều cao và cân nặng.
- Thay đổi tư thế/dáng cơ thể.
- Cân bằng và dáng đi (cách bệnh nhân bước đi).
- Sức mạnh cơ bắp, chẳng hạn như khả năng đứng từ tư thế ngồi mà không cần sử dụng cánh tay.
Ngoài ra, bác sĩ gia đình có thể yêu cầu xét nghiệm đo mật độ khoáng xương (Bone Mineral Density - BMD) ở một vùng cụ thể của xương, thường là cột sống và hông. Thử nghiệm BMD có thể được sử dụng để:
- Chẩn đoán loãng xương.
- Phát hiện mật độ xương thấp trước khi bệnh loãng xương phát triển.
- Giúp dự đoán nguy cơ gãy xương trong tương lai của bệnh nhân.
- Theo dõi hiệu quả của việc điều trị loãng xương đang diễn ra.
Xét nghiệm phổ biến nhất để đo mật độ khoáng xương là phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA- Dual-energy X-ray Absorptiometry). Đây là một xét nghiệm nhanh chóng, không đau và không xâm lấn. DXA sử dụng mức độ tia X thấp khi nó đi qua máy quét trên cơ thể bệnh nhân ở tư thế nằm trên bàn có đệm. Xét nghiệm đo chỉ số BMD của khung xương của bệnh nhân và tại các vị trí khác nhau dễ bị gãy xương, chẳng hạn như hông và cột sống. Kết quả của DXA được cho điểm là Độ lệch Chuẩn (SDs) so với tiêu chuẩn xương ở ngườn trẻ, khỏe (thường là nữ) và được báo cáo dưới dạng điểm T (T score). Ví dụ, điểm T là –2 cho biết BMD thấp hơn 2 SD so với tiêu chuẩn so sánh. Tiêu chuẩn tham chiếu quốc tế để mô tả loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh và ở nam giới từ 50 tuổi trở lên là BMD cổ xương đùi thấp hơn 2,5 SD hoặc thấp hơn mức trung bình của nữ thanh niên. Đo mật độ xương bằng DXA ở hông và cột sống thường được coi là cách đáng tin cậy nhất để chẩn đoán loãng xương và dự đoán nguy cơ gãy xương.
Mật độ xương cũng có thể được phân loại theo điểm Z, số lượng SD cao hơn hoặc thấp hơn BMD dự kiến cho tuổi và giới tính của bệnh nhân. Điểm Z từ –2.0 trở xuống được định nghĩa là “BMD thấp theo tuổi thời gian” hoặc “thấp hơn phạm vi mong đợi đối với tuổi” và những điểm trên –2.0 là “trong phạm vi dự kiến cho tuổi”. Điểm số rủi ro kết hợp các yếu tố nguy cơ lâm sàng với kết quả xét nghiệm BMD, chẳng hạn như FRAX (Công cụ đánh giá rủi ro gãy xương của Tổ chức Y tế Thế giới), có thể được sử dụng để dự đoán nguy cơ gãy xương ở những người có mật độ xương thấp.
Một số người có thể được chụp DXA ngoại vi, đo mật độ xương ở cổ tay và gót chân. Loại DXA này có thể di động và có thể giúp việc sàng lọc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, kết quả có thể không giúp bác sĩ dự đoán nguy cơ gãy xương của bệnh nhân trong tương lai hoặc theo dõi ảnh hưởng của thuốc đối với căn bệnh này.
Bác sĩ sẽ so sánh kết quả BMD của bệnh nhân với mật độ xương trung bình của những người trẻ tuổi, khỏe mạnh và với mật độ xương trung bình của những người khác ở độ tuổi, giới tính và chủng tộc của bệnh nhân. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị loãng xương hoặc nếu mật độ xương dưới một mức nhất định và bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ gãy xương khác, bác sĩ có thể đề nghị cả hai phương pháp tiếp cận lối sống để tăng cường sức khỏe của xương và thuốc để giảm nguy cơ gãy xương. .
Đôi khi, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm định lượng (QUS) ở gót chân. Đây là một xét nghiệm đánh giá xương nhưng không đo được chỉ số BMD. Nếu QUS chỉ ra rằng bạn bị mất xương, bệnh nhân vẫn sẽ cần xét nghiệm DXA để chẩn đoán mức độ mất xương và loãng xương.
|