Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


ca lâm sàng 2

(Tham khảo chính: ICPC )

H.B. là một bệnh nhân nam 46 tuổi đến khám vì một mệt mỏi và buồn ngủ ban ngày. Bệnh nhân có vấn đề này từ vài năm nay nhưng không than phiền gì. Thường sáng ngủ dậy bệnh nhân cảm thấy rất mỏi mệt mặc dù ngủ một đêm được 7 - 8 giờ. Bệnh nhân thường bị ngủ gật khi làm việc, đặc biệt là trong các cuộc họp, đến nỗi trở thành trò cười cho đồng nghiệp và gần đây buồn ngủ khi lái xe đến nỗi suýt bị tai nạn nên bệnh nhân đến khám bệnh.
H.B. làm việc ở phòng nhân sự và thường xuyên ngồi một chỗ tại cơ quan. Bệnh nhân được chẩn đoán THA từ cách nay 4 năm, kiểm soát HA kém bằng 2 loại thuốc. Trong những lần khám bệnh trước đó, bệnh nhân đã được tư vấn giảm cân, nhưng thực tế thì bệnh nhân tiếp tục tăng cân thêm 3 kg trong vòng 6 tháng gần đây. Tiền sử bệnh lý khác có đường huyết lúc đói là 115 mg/dl cách nay 6 tháng. Hỏi bệnh sử ghi nhận bệnh nhân có ngáy ban đêm, nhưng không có dị cảm chi dưới hay những cử động bất thường gì trong và xung quanh thời gian ngủ.
Thăm khám: bệnh nhân tỉnh táo, vui vẻ, hợp tác tốt. BMI==33, vai gồ, cơ thể béo phì, cổ ngắn dầy ngấn. HA đo lúc khám là 150/92. Nhịp tim đều, bình thường ngoại trừ âm thổi S4 mờ nhạt, khám hô hấp chưa ghi nhận bất thường gì.
Bàn luận:
Ở H.B. có nhiều yếu tố khách quan, chủ quan hướng đến chẩn đoán nghi ngờ hội chứng ngừng thởi khi ngủ do tắc nghẽn (obstructive sleep apnea - OSA). Bệnh nhân khai có ngáy ban đêm và mệt mỏi ban ngày nặng nề ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, và ngoài ra bệnh nhân còn có THA điều trị kém hiệu quả kèm với tổn thương cơ quan đích (gallop S4 gợi ý một trương hợp phì đại thất T sớm) và một tiền sử của tiền ĐTĐ. Do đó chẩn đoán bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa cùng với hội chứng ngừng thởi khi ngủ.
Sự phối hợp giửa OSA và bệnh lý tim mạch gia tăng tỉ lệ tử vong nên cần nghiêm túc xử trí. Cần đo điện sinh lý giấc ngủ để xác định chẩn đoán và loại trừ các rối loạn giấc ngủ khác, vd. Hội chứng chân không yên. Một khi chẩn đoán OSA đã được chẩn đoán xác định, H.B. cần được hỗ trợ thở bằng CPAP và phải thuyết phục lại bệnh nhân giảm cân và tích cực tập luyện, vận động thể lực. 
Mệt mỏi, khó ở và rối loạn giấc ngủ là một nhóm những than phiền phổ biến, phức tạp, và khó xử trí. Đôi khi, qua hỏi bệnh, tham khám tổng quát kỹ lưỡng để loại trừ các chẩn đoán phân biệt, chúng ta sẽ có được một căn nguyên duy nhất, rỏ ràng. Khi đó, việc điều trị sẽ tập trung vào bệnh lý cụ thể đó. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, những than phiền này cần một quá trình tiếp cận với nhiều yếu tố tác động phức tạp khiến việc chẩn đoán và xử trí chỉ được thực hiện qua nhiều lần thăm khám, tái khám.
Mệt mỏi rất phổ biến, cả trong những trường hợp đến khám ngoại trú lẫn trong cộng đồng (hầu hết không đến khám BS). Rối loạn giấc ngủ cũng là một than phiền phổ biến. Nhiều người đến khám hơn, nhưng vẫn có một số lượng lớn bệnh nhân không tìm đến bác sĩ.
Tiên lượng của mệt mỏi tùy thuộc vào diễn tiến cấp tính hay mạn tính. Mệt mỏi cấp tính thường liên quan đến những tình huống cấp có thể hồi phục như: nhiễm siêu vi, sang chấn tâm lý hay thể lực (stress) cấp tính, hoặc do tác dụng phụ của thuốc, v.v… Mệt mỏi mạn tính có tiên lượng kém lạc quan hơn, khoảng 50-70% bệnh nhân không có cải thiện sau 1 năm theo dõi. Do đó, bác sĩ gia đình có trách nhiệm theo dõi, chăm sóc những trương hợp này. Điều này bao gồm cả việc theo dõi các bệnh lý mạn tính nền. Bác sĩ và bệnh nhân cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc kiểm soát triệu chứng nhằm đạt mục tiêu đảm bảo các hoạt động chức năng, cuộc sống hàng ngày. 
Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ hay buồn ngủ quá mức thường là đến khám như là một vấn đề sức khỏe mạn tính, bên cạnh đó, chúng thường phối hợp vói các vấn đề sức khỏe mạn tính khác như, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh cơ xương khớp, trầm cảm và sử dụng quá nhiều thuốc. 
Khi tiếp cận một trường hợp rối loạn giấc ngủ, điều quan trọng cần nhớ là: 1) các bất thường giấc ngủ của bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến người khác: vợ chồng, thân nhân trong nhà. 2) buồn ngủ ban ngày có thể dẫn đến tai nạn, giảm năng lực làm việc, học tập. Do đó, tất cả các than phiền về giấc ngủ cần được quan tâm và xử lý nghiêm túc. 
Lưu ý rằng bệnh nhân thường có một vài nguyên nhân cùng lúc gây nên sự mệt mỏi, do đó đôi khi sẽ khó chẩn đoán căn nguyên ban đầu một cách rạch ròi.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Ca lâm sàng 1
  • ca lâm sàng 2
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    người chăm sóc ban đầu

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sử dụng hợp lý thuốc kháng virus

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Biểu hiện lâm sàng của giai đoạn cấp tính

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    ĐẶC ĐIỂM THẬN VÀ HỆ TIẾT NIỆU Ở TRẺ EM
    Phòng ngừa
    Thực hành dự phòng – tầm soát
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space