Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


TRUYỀN MÁU VÀ CÁC DỊCH THAY THẾ TRONG SẢN PHỤ KHOA CÙNG VỚI VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG SẢN KHOA

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

TRUYỀN MÁU VÀ CÁC DỊCH THAY THẾ TRONG SẢN PHỤ KHOA

  1. Truyền dịch.

Truyền dịch thay thế là liệu pháp điều trị đầu tay trong trường hợp giảm thể tích tuần hoàn. Nó có thể cứu sống người bệnh và tạo ra khoảng thời gian để khống chế chảy máu và để chờ đợi lấy máu truyền nếu cần thiết.

1.1. Chỉ định.

- Khi lượng dịch trong cơ thể mất đi trong quá trình phẫu thuật, trong chuyển dạ hoặc do bệnh tật.

- Để duy trì huyết áp trong khi chờ đợi truyền máu.

1.2. Dịch thay thế.

- Truyền cao phân tử để duy trì khối lượng tuần hoàn.

- Nước muối đẳng trương 0,9% và Ringer lactat là dung dịch được dùng thay thế máu để điều trị giảm thể tích tuần hoàn.

- Trong trường hợp không có 2 loại trên có thể dùng glucose 5% để thay thế.

1.3. Kiểm tra dịch truyền.

- Phải kiểm tra chai dịch hoặc túi đựng có nguyên vẹn không.

- Kiểm tra xem còn hạn sử dụng không.

- Kiểm tra dung dịch có trong không.

1.4. Theo dõi.

- Trước khi truyền, phải kiểm tra: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, lượng nước tiểu.

- Trong khi truyền: theo dõi mạch, huyết áp 15 phút/lần, lượng nước tiểu và theo dõi những phản ứng có thể xảy ra (sốt, rét run, sốc).

- Trong trường hợp mất máu nặng, truyền dung dịch muối đẳng trương hoặc Ringer lactat 1 lít trong 20 phút để nâng huyết áp.

- Sau khi truyền: theo dõi tiếp ít nhất 1 giờ.

  1. Truyền máu.

2.1. Quy định.

- Từ bệnh viện huyện trở lên.

- Có bác sĩ chỉ định.

2.2. Chỉ định.

- Mất máu nhiều trong sản phụ khoa ảnh hưởng đến huyết động.

- Thiếu máu nặng, đặc biệt có thai trong 3 tháng cuối (nên truyền hồng cầu lắng nếu có).

2.3. Nguyên tắc cơ bản của truyền máu.

- Nguyên tắc quan trọng nhất là chỉ truyền máu và sản phẩm máu cho người bệnh khi mất máu nhiều để nhanh chóng bồi phụ lượng máu đã mất.

- Truyền máu cùng nhóm, truyền máu theo đúng hướng dẫn chung của quốc gia.

- Cố gắng chỉ truyền những thành phần mà người bệnh cần (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu....) nếu có.

- Nơi nào có ngân hàng máu thì sử dụng máu của ngân hàng. Nơi nào không có ngân hàng máu thì phải tuân thủ nguyên tắc sàng lọc máu theo quy định của quốc gia như sau:

+ Tất cả các nguồn máu cho phải sàng lọc:

  • HIV-1, HIV-2,
  • Viêm gan B, viêm gan C,
  • Giang mai, sốt rét.

- Đối với cán bộ y tế:

+ Chỉ truyền máu khi cần thiết để điều trị.

+ Phải hiểu biết những nguy cơ do truyền máu có thể xảy ra.

+ Phải theo dõi truyền máu để phát hiện sớm những phản ứng có thể xảy ra.

2.4. Nguy cơ của truyền máu.

Trước khi chỉ định truyền máu hoặc sản phẩm máu cho người phụ nữ, phải cân nhắc kỹ nguy cơ có thể xảy ra:

- Nguy cơ trước mắt: choáng, rét run, nổi mẩn, phù phổi cấp…

- Nguy cơ lâu dài: có thể làm lây truyền các tác nhân gây bệnh như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét cho người nhận máu.

  1. 5. Quy trình truyền máu.

2.5.1. Chuẩn bị.

- Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.

- Xác định lượng máu cần phải bù. Kiểm tra hạn sử dụng của máu.

- Thử phản ứng chéo tại giường.

- Ấn định lưu lượng truyền (số giọt truyền mỗi phút).

2.5.2. Theo dõi.

- Trong khi truyền: theo dõi toàn trạng chặt chẽ, theo dõi biến đổi màu da và thân nhiệt, đo huyết áp và mạch 15 phút/lần.

- Sau khi truyền xong: theo dõi ít nhất 2 giờ.

.rTable { display: table; width: 100%;}.rTableRow { display: table-row; }.rTableHeading { background-color: #ddd; display: table-header-group; }.rTableCell, .rTableHead { display: table-cell; padding: 3px 10px; border: 1px solid #999999; }.rTableHeading { display: table-header-group; background-color: #ddd; font-weight: bold; }.rTableFoot { display: table-footer-group; font-weight: bold; background-color: #ddd; }.rTableBody { display: table-row-group; }

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    QUAN SÁT CỔ TỬ CUNG BẰNG DUNG DỊCH ACID ACETIC (VIA) HOẶC DUNG DỊCH LUGOL (VILI)

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ

    51/2017/TT-BYT .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Diễn biến lâm sàng bệnh sốt xuất huyết dengue

    2760/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
    Kết quả dự kiến
    622
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space