Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


PHIẾU GHI CHÉP THÔNG TIN CỦA KHÁCH HÀNG BỊ BẠO HÀNH VÀ TƯ VẤN PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH

(Tham khảo chính: 2919/QĐ-BYT )

PHIẾU GHI CHÉP THÔNG TIN CỦA KHÁCH HÀNG BỊ BẠO HÀNH

Tên cơ sở y tế

....................................

....................................

PHIẾU GHI CHÉP THÔNG TIN KHÁCH HÀNG NỮ BỊ BẠO HÀNH

Ngày......tháng.....năm.....

  1. Phần hành chính:

Họ và tên khách hàng.................................................................................... Tuổi....................

Địa chỉ.................................................................................................................................

Điện thoại (nếu có)..............................................................................................................

Khi cần báo tin cho ai (địa chỉ, điện thoại)..........................................................................

.............................................................................................................................................

Nghề nghiệp.........................................................................................................................

Trình độ học vấn..................................................................................................................

Tình trạng hôn nhân.............................................................................................................

Chưa có gia đình           £                     Ly hôn              £                     Goá      £

Có gia đình                   £                     Ly thân                         £

Có chồng bao nhiêu năm: ..........................................................................................................

Số con: ...............................................Trai..................... Gái..................................................

Tên người gây bạo hành:

Quan hệ với khách hàng:

Chồng ¨ Người trong gia đình   ¨           Người ngoài ¨               Khác ¨

  1. Loại hình bạo hành:

Bạo hành do chồng/bạn tình      ¨                       Hiếp dâm                      ¨

Lạm dụng tình dục         ¨                                   Nghi ngờ                      ¨

III. Khám và điều trị:

  1. Lời khai của khách hàng/người nhà khách hàng: (Tiền sử bệnh tật trước đây, tiền sử tình dục (lạm dụng, cưỡng ép, bệnh lây truyền qua đường tình dục...), tiền sử bị các biến chứng, tiền sử bị ngược đãi).

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

  1. Khám thực thể: (Vết thương hiện tại: loại bạo hành, xảy ra khi nào, điền vào sơ đồ cơ thể những chứng cứ như các vết bầm, vết sẹo, .v.v. )

Sơ đồ cơ thể:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

  1. Các biện pháp điều trị (điều trị/cho đơn):

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

  1. Đánh giá sự an toàn: (bệnh nhân hiện có bị đe doạ gì không)

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

  1. Có nhập viện không: Có ¨ Không              ¨
  2. Điều trị: Từ ngày................ đến..............................
  3. Tình trạng sức khoẻ lúc ra viện (các tổn thương như thế nào? đã hồi phục chưa?)

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

  1. Chuyển đến các dịch vụ có liên quan:
  2. Chuyển viện ..........................................................................................................................

-

-

-

  1. Chuyển tới các nguồn hỗ trợ

 

 

Ngày tháng năm
Người điều trị




(Kí, ghi rõ họ tên)

 

  1. TƯ VẤN PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH
  2. MỤC ĐÍCH TƯ VẤN

- Xác định mức độ an toàn của khách hàng, con cái họ và thảo luận kế hoạch an toàn.

- Xác định các nguy cơ liên quan đến sức khoẻ sinh sản tình dục và giúp khách hàng phòng các nguy cơ này.

- Giúp khách hàng nhận biết được họ đang là nạn nhân của bạo hành và biết được bạo hành là hành vi không chấp nhận được.

- Giúp khách hàng chia sẻ, giải toả cảm xúc, động viên, an ủi khách hàng, giúp khách hàng tự tin và có thể tự ra quyết định.

- Cung cấp cho khách hàng các địa chỉ hỗ trợ trong và ngoài hệ thống y tế và giúp khách hàng liên hệ với các cơ quan hỗ trợ nếu cần.

  1. CÁC BƯỚC TƯ VẤN

Tư vấn cho phụ nữ bị bạo hành cũng tuân thủ các nguyên tắc, kĩ năng, và các bước của tư vấn sức khoẻ sinh sản. Hai kỹ năng đặc biệt quan trọng trong tư vấn cho phụ nữ bị bạo hành là “tạo mối quan hệ” và kỹ năng “lắng nghe”. Kỹ năng “tạo mối quan hệ” đặc biệt quan trọng trong tư vấn bạo hành phụ nữ vì chỉ khi thực sự tin cậy, phụ nữ mới sẵn sàng chia sẻ các vấn đề nhạy cảm như bị bạo hành. Kỹ năng “lắng nghe” không chỉ giúp người tư vấn hiểu được tâm tư tình cảm, nguyện vọng của khách hàng mà còn giúp khách hàng thấy rằng vấn đề của họ thực sự được cán bộ tư vấn quan tâm. Việc lắng nghe tích cực của cán bộ tư vấn sẽ làm khách hàng tin tưởng và sẵn sàng thổ lộ hơn.

2.1. Gặp gỡ

- Trao đổi với khách hàng rằng cơ sở y tế là một trong những nơi có thể giúp đỡ khách hàng bị bạo hành, việc khách hàng cho cán bộ y tế biết mình đang bị bạo hành là một việc rất tốt vì điều đó sẽ giúp cán bộ y tế hỗ trợ khách hàng hiệu quả hơn. Ví dụ: “Tôi rất tiếc vì điều này đã xảy ra với chị, xin hỏi thêm một vài câu nữa về vấn đề bạo hành để có thể giúp chị tốt hơn”; “Chị có thể kể thêm với tôi về điều gì đã xảy ra với chị?”; “Chị chưa từng nói với ai về vấn đề này, đây hẳn là một bước ngoặt lớn khi kể với tôi về điều này.”

- Giải thích để khách hàng hiểu cuộc tư vấn có thể không làm giảm bạo hành ngay được nhưng sẽ giúp khách hàng giảm thiểu nguy cơ liên quan đến sức khoẻ sinh sản tình dục của khách hàng và đảm bảo an toàn cho khách hàng và con cái họ; Đặc biệt qua cuộc tư vấn này, nhân viên y tế có thể giúp khách hàng kết nối đến các hỗ trợ trong và ngoài y tế khác khi việc hỗ trợ nằm ngoài khả năng của cơ sở. Ví dụ: tư vấn viên có thể nói với khách hàng “Chị biết đấy, đây là một vấn đề phức tạp và diễn ra với chị trong thời gian dài, vì vậy chúng ta không thể giải quyết chỉ trong ngày một ngày hai. Trong buổi nói chuyện hôm nay, chúng ta có thể cùng nhau xác định được các nguy cơ liên quan đến sức khoẻ sinh sản tình dục và sự an toàn của chị để giúp giảm thiểu tối đa các nguy cơ này. Chúng tôi hy vọng sau buổi nói chuyện này chị sẽ hiểu rõ vấn đề của mình hơn và từ đó có các quyết định phù hợp hơn.”

- Khẳng định với khách hàng về tính bí mật thông tin của cuộc tư vấn cũng như quyền của khách hàng không phải trả lời tất cả các câu hỏi. Khách hàng có thể dừng cuộc tư vấn nếu muốn. Ví dụ: “Chúng tôi xin đảm bảo giữ bí mật thông tin về cuộc trao đổi ngày hôm nay giữa chị và tôi. Chị cũng có thể từ chối bất cứ câu hỏi nào nếu chị không muốn trả lời.”

2.2. Gợi hỏi

- Hỏi tiền sử của khách hàng (tên, tuổi, hoàn cảnh gia đình, mức độ bị bạo hành, hình thức bạo hành, thời gian bị bạo hành,...). Cần tìm hiểu hiện trạng bị bạo hành của khách hàng ở tất cả các khía cạnh như thể xác, tinh thần và tình dục.

- Ví dụ: “Chị hãy kể cho tôi nghe một chút về hoàn cảnh gia đình chị?”, “Chị bị hành hạ/ bị đánh/bị cưỡng ép quan hệ tình dục/bị dày vò về tinh thần/..../như thế này bao lâu rồi?”, “Mức độ thường xuyên?”, “Lần gần đây nhất là khi nào?”

- Đánh giá nguy cơ bị mang thai ngoài ý muốn và mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả HIV do bị bạo hành tình dục.

- Ví dụ: “Hiện tại chị có đang sử dụng biện pháp nào để phòng tránh khi quan hệ tình dục không?”, “Chị đã từng bị mang thai ngoài ý muốn lần nào chưa?”, “Chị có nghĩ là chị có thể bị mang thai ngoài ý muốn trong tương lai không? Điều gì khiến chị nghĩ như vậy?”, “Chị đã từng bị mắc các bệnh phụ khoa hay bệnh lây truyền qua đường tình dục lần nào chưa?”, “Chị có nghĩ là chị có thể bị mắc các bệnh này trong tương lai không? Điều gì khiến chị nghĩ như vậy?”

- Tìm hiểu nguy cơ về an toàn tính mạng của bản thân khách hàng và con cái họ sau cuộc thăm khám này.

- Những câu hỏi có thể sử dụng khi nói về vấn đề này là: “Chị có cảm thấy an toàn khi ở nhà bây giờ không?”; “Chúng ta có thể nói về những việc cần làm nếu sự an toàn của chị hoặc con chị bị đe doạ”; “Ai là người chị có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp?”; “Chị và con chị có thể ở nhà người nào nếu cần thiết?”; “Chị có biết số điện thoại khẩn cấp của công an không?”

- Tìm hiểu nguy cơ khách hàng bị gây khó khăn trong việc thực hiện chăm sóc và điều trị trong lần thăm khám này.

- Ví dụ: “Chị đến đây có bị ai gây cản trở không?”; “Chồng/bạn tình chị có nghi ngờ gì khi chị đến đây không?”; “Chị đã bị gây cản trở như thế nào khi đến khám và điều trị tại đây?”, ”Chị có gặp khó khăn gì từ phía chồng/bạn tình trong quá trình điều trị ở đây?”.

2.3. Giới thiệu thông tin: Cung cấp thông tin tuỳ từng trường hợp cụ thể mà việc cung cấp thông tin có thể khác nhau. Các thông tin cơ bản cần cung cấp là:

- Khái niệm bạo hành, thái độ với bạo hành và quyền của phụ nữ. Các quyền này bao gồm: quyền được an toàn và không bị bạo hành; quyền được tin tưởng khi báo cáo về bạo hành; quyền không chịu trách nhiệm cho hành vi bạo hành; quyền được trao đổi bí mật; quyền được đưa ra các quyết định của bản thân; quyền được quan tâm khi bị đe doạ; quyền có thông tin chính xác về nguồn lực, những lựa chọn pháp luật và chuyển tới các địa chỉ hỗ trợ. Cần truyền tải những thông điệp như “Không ai sinh ra để bị bạo hành”; “Chị không có lỗi bởi hành vi bạo hành của chồng”; Bạo hành là vi phạm quyền con người”; ”Trường hợp của chị không phải là hãn hữu. Đã có rất nhiều phụ nữ ở hoàn cảnh tương tự như chị, ở cả Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới”.

- Nguy cơ về bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS và nguy cơ mang thai ngoài ý muốn do bị cưỡng ép quan hệ tình dục, do chồng/bạn tình không sử dụng bao cao su hoặc không cho sử dụng biện pháp tránh thai. Trao đổi với khách hàng về cách thức lây truyền của bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS và các điều kiện có thể xảy ra mang thai ngoài ý muốn. Cùng với khách hàng tìm hiểu xem những yếu tố này có tồn tại ở khách hàng không để từ đó giúp khách hàng nhận ra nguy cơ của mình.

- Các nguy cơ khác về sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục do bạo hành gây ra. Tuỳ thuộc vào các thông tin trao đổi với khách hàng mà người tư vấn có thể xác định ra các ảnh hưởng về SKSS và SKTD khác nhau để trao đổi với khách hàng, ví dụ như các ảnh hưởng đến thai nhi khi bà mẹ mang thai bị đánh đập.

- Thông tin về các biện pháp tình dục an toàn. Hỏi xem khách hàng đã biết các thông tin về các biện pháp tình dục an toàn chưa và cung cấp cho khách hàng thông tin về các biện pháp tình dục an toàn.

- Cách thức giúp đảm bảo an toàn tính mạng cho khách hàng và con cái. Trường hợp xác định thấy sự an toàn của khách hàng hiện tại đang bị đe doạ, cần báo với lãnh đạo cơ sở y tế và trao đổi với khách hàng về các biện pháp giúp đảm bảo an toàn trong điều kiện của khách hàng.

- Có thể gợi ý với khách hàng các giải pháp sau:

+ Nhớ số điện thoại của công an (113), chính quyền và điện thoại người thân gần nhất khi bạn gọi họ có thể đến kịp thời.

+ Xác định một hoặc một số hàng xóm mà bạn có thể kể với họ về bạo hành, nhờ họ giúp đỡ nếu nghe thấy tiếng ầm ĩ bên nhà bạn.

+ Nếu cãi cọ là không tránh khỏi, cố gắng để nó xảy ra ở trong phòng hoặc nơi nào đó bạn có thể thoát ra một cách dễ dàng. Không nên ở trong phòng có vũ khí và hung khí.

+ Tập cách rời khỏi nhà một cách an toàn. Xác định được cách thức thoát ra một cách tốt nhất bằng cửa ra vào, cửa sổ, cầu thang máy, cầu thang.

+ Chuẩn bị sẵn túi có đựng khoá dự phòng, tiền bạc, tài liệu quan trọng và quần áo. Gửi túi này ở nhà người thân hoặc bạn bè, trong trường hợp bạn phải rời nhà trong tình trạng vội vã.

+ Nghĩ ra một mật mã sử dụng với con cái, gia đình và hàng xóm khi bạn cần giúp đỡ khẩn cấp hoặc muốn họ gọi cho cảnh sát.

+ Quyết định nơi bạn đến và lên kế hoạch đến đó (thậm chí ngay cả trong trường hợp bạn không nghĩ rằng cần phải rời nhà) nếu bạn phải rời khỏi nhà.

+ Dựa vào sự nhạy cảm và đánh giá của bản thân. Nếu cảm thấy tình trạng nguy hiểm, có thể nghĩ đến việc nghe theo những yêu cầu của kẻ bạo hành để anh ta nguôi nóng giận. Bạn có quyền bảo vệ bản thân và con cái bạn.

+ Nhớ rằng bạn không đáng bị đánh đập hay đe doạ.

- Thông tin về các địa chỉ hỗ trợ. Người tư vấn cần có sẵn danh sách các địa chỉ hỗ trợ trong và ngoài cộng đồng để có thể giới thiệu khách hàng đến trong trường hợp cần thiết. Việc có sẵn các địa chỉ hỗ trợ này là rất quan trọng vì cán bộ y tế không thể giải quyết mọi vấn đề và hơn nữa lại thường thiếu thời gian để trao đổi cụ thể với khách hàng. Các địa chỉ hỗ trợ bao gồm tư vấn tâm lí, tư vấn pháp lí, sức khoẻ tâm thần, nhà tạm lánh, cơ quan xã hội bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, công an, toà án,...

2.4. Giúp đỡ: Thảo luận với khách hàng về các kế hoạch của họ, cụ thể cho từng vấn đề sau

- An toàn tình dục: trao đổi với khách hàng xem khách hàng quyết định lựa chọn biện pháp nào để thực hiện an toàn tình dục, xác định thời gian khách hàng sẽ thực hiện việc an toàn tình dục này. Ví dụ: nếu khách hàng chọn bao cao su. Trao đổi với khách hàng về các hoạt động liên quan đến việc thực hiện an toàn tình dục, ví dụ: đi mua bao cao su, học cách sử dụng bao cao su, thuyết phục chồng sử dụng bao cao su. Sau khi đã xác định được các hoạt động cụ thể của kế hoạch, cùng khách hàng xác định thời điểm và thời gian thực hiện từng hoạt động cụ thể này cũng như các phương tiện và người hỗ trợ cần thiết.

- An toàn của bản thân khách hàng và con cái trong trường hợp nguy cấp. Trao đổi với khách hàng về các hoạt động cụ thể mà khách hàng có thể làm để bảo đảm an toàn. Xác định thời điểm và thời gian mà khách hàng dự định thực hiện các hoạt động này, phương tiện và người hỗ trợ.

- Các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khoẻ nói chung và cụ thể là sức khoẻ sinh sản và tình dục do bạo hành gây ra. Thảo luận với khách hàng những việc cần làm để chăm sóc các vấn đề sức khoẻ nói chung và cụ thể là sức khoẻ sinh sản và tình dục nói riêng, thời gian thực hiện các hoạt động này, phương tiện và người hỗ trợ.

- Giảm nguy cơ bị bạo hành: mặc dù giảm nguy cơ bị bạo hành không phải là mục tiêu chính của tư vấn tại cơ sở y tế, người tư vấn vẫn có thể trao đổi với khách hàng về một kế hoạch để giảm nguy cơ bị bạo hành. Trao đổi với khách hàng về các tình huống thường xảy ra bạo hành, làm thế nào để tránh được các tình huống này, ai là người có thể can thiệp ngay để bạo hành không xảy ra,...Hướng dẫn khách hàng đến trung tâm tư vấn hỗ trợ xã hội và pháp luật nếu thấy cần. Khi thảo luận việc giảm nguy cơ bị bạo hành, người tư vấn cần đặc biệt lưu ý để tránh không khuyên khách hàng chịu nhịn đi hay chiều theo các yêu cầu của người gây bạo hành mà cần hỗ trợ khách hàng để giải quyết các mâu thuẫn một cách khéo léo.

2.5. Giải thích: Giúp khách hàng thực hiện kế hoạch:

- Tìm hiểu các khó khăn khách hàng có thể gặp phải khi thực hiện các kế hoạch ở trên và cùng thảo luận với khách hàng cách giải quyết những khó khăn đó. Ví dụ:

- Cung cấp các kĩ năng cần thiết như kĩ năng sử dụng bao cao su, kĩ năng thương thuyết, kĩ năng kiềm chế cảm xúc,...

+ Kĩ năng sử dụng bao cao su: nếu khách hàng chưa biết cách sử dụng bao cao su, hướng dẫn khách hàng sử dụng bao cao su và yêu cầu khách hàng thực hành sử dụng bao cao su trên mô hình. Nếu có thể, phát bao cao su cho khách hàng trước khi khách hàng rời cơ sở y tế.

+ Kĩ năng thuyết phục: nếu khách hàng nói gặp khó khăn trong việc thuyết phục chồng hay bạn tình, người tư vấn có thể sử dụng kĩ thuật “chiếc ghế trống” để cùng khách hàng thực hành kĩ năng thương thuyết. Trước khi bắt đầu, khách hàng cần xác định rõ mục đích của cuộc nói chuyện này và cách thức thực hiện (sẽ nói gì). Yêu cầu khách hàng nhìn vào một chiếc ghế trống và tưởng tượng đó là chồng hay bạn tình của khách hàng. Khách hàng tìm cách nói ra những câu thuyết phục chồng hay bạn tình của mình. Người tư vấn sẽ đưa ra những câu thách thức lại để khách hàng có thể lường trước các khó khăn có thể gặp phải khi trao đổi với chồng hoặc bạn tình. Nếu cuộc thảo luận thất bại. Người tư vấn và khách hàng sẽ cùng làm việc lại để đặt lại mục tiêu của cuộc nói chuyện, sau đó lại bắt đầu lại từ đầu.

+ Kĩ năng kiềm chế cảm xúc: nếu qua quá trình trao đổi thông tin, người tư vấn xác định một trong các khó khăn của khách hàng là kiềm chế cảm xúc, người tư vấn có thể giúp khách hàng thực hiện một số kĩ thuật để kiềm chế cảm xúc. Ví dụ: uống một cốc nước mát hay tắm nước lạnh có thể làm dịu cơn nóng giận, nhắm mắt lại hít sâu rồi thở ra từ từ, nhắm mắt lại thả lỏng toàn thân, nghĩ trong đầu những hậu quả của việc không kiềm chế được cảm xúc để từ đó kiềm chế cảm xúc tốt hơn.

- Giúp khách hàng liên hệ với các cá nhân và đơn vị hỗ trợ trong và ngoài cơ sở y tế: cung cấp cho khách hàng thông tin cụ thể để khách hàng có thể kết nối được. Trường hợp cần thiết có thể viết thư giới thiệu hoặc trực tiếp đưa khách hàng đến những cơ sở này.

2.6. Gặp lại: Hẹn khách hàng thời gian gặp lại. Nói khách hàng có thể liên hệ qua điện thoại hoặc quay trở lại bất cứ khi nào khách hàng cảm thấy cần. Cho khách hàng địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

  1. CÁC ĐIỂM NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM KHI TƯ VẤN CHO PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH

3.1. Các điểm nên làm khi tư vấn cho phụ nữ bị bạo hành

- Đảm bảo tính riêng tư, kín đáo: chỉ tư vấn cho khách hàng khi trong phòng không có mặt người khác ngoài nhân viên y tế và khách hàng; tận dụng mọi thời điểm mà cán bộ tư vấn có thể tiếp xúc riêng với khách hàng (ví dụ: tại phòng khám, khi đưa khách hàng đi làm xét nghiệm,...).

- Lắng nghe tích cực, làm cho khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn và sẵn sàng thổ lộ.

- Giúp khách hàng mạnh lên: luôn động viên và cho khách hàng biết có nhiều người cũng gặp hoàn cảnh như vậy. Tìm các điểm khách hàng đã làm tốt và khích lệ khách hàng. Ví dụ: “Điều gì khiến chị đã đứng vững trước ông chồng của mình trước đây?” “Trước đây chị đã làm gì để đảm bảo sự an toàn cho bản thân?”

- Cung cấp các tài liệu tuyên truyền để khách hàng tìm hiểu thêm sau buổi tư vấn.

- Để khách hàng tự quyết định, người tư vấn chỉ đưa ra các lựa chọn chứ không quyết định thay cho khách hàng.

- Cần chuẩn bị sẵn khăn giấy trong phòng tư vấn vì khách hàng có thể khóc.

3.2. Các điểm không nên làm khi tư vấn cho phụ nữ bị bạo hành

- Không nên tư vấn cho người bị bạo hành khi có mặt người khác (ví dụ như người nhà, bệnh nhân khác) trừ khi khách hàng yêu cầu vì có thể gây nguy hiểm cho họ.

- Không phán xét người phụ nữ, không để họ có cảm giác có lỗi và xấu hổ.

- Không nên quyết định thay khách hàng, nhưng cần giúp khách hàng nghĩ ra các giải pháp mới và để khách hàng tự quyết định.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202102242919_QD-BYT_280843.doc.....(xem tiếp)

  • CẤP CỨU ĐUỐI NƯỚC
  • CẤP CỨU ĐIỆN GIẬT
  • SƠ CỨU BỎNG
  • SƠ CỨU GẪY XƯƠNG
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CƠN HEN PHẾ QUẢN CẤP Ở NGƯỜI LỚN
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
  • QUẢN LÝ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
  • CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH LÂY NHIỄM, KHÔNG LÂY NHIỄM NHƯ SỐT, ĐAU BỤNG, ĐAU ĐẦU, TIÊU CHẢY
  • CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH LÂY NHIỄM, KHÔNG LÂY NHIỄM NHƯ ĐAU LƯNG, ĐAU KHỚP, CHÓNG MẶT, HO
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH TRUYỀN THÔNG VÀ TƯ VẤN CHO PHỤ NỮ TRƯỚC VÀ TRONG KHI MANG THAI
  • NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRUYỀN THÔNG VÀ TƯ VẤN CHUNG KHI MANG THAI
  • QUY TRÌNH KHÁM THAI 9 BƯỚC
  • PHÁT HIỆN THAI NGHÉN CÓ NGUY CƠ CAO
  • QUẢN LÝ THAI NGHÉN TẠI XÃ
  • CHẨN ĐOÁN MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ TẠI TUYẾN XÃ
  • TIÊN LƯỢNG MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG TẠI XÃ
  • THEO DÕI MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG TẠI XÃ
  • SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ CHUYỂN DẠ TẠI XÃ
  • . ĐỠ ĐẺ THƯỜNG NGÔI CHỎM KIỂU THẾ CHẨM VỆ TẠI XÃ
  • KỸ THUẬT BẤM ỐI Ở TUYẾN XÃ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Điều trị suy tim cấp

    1857/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bệnh cảnh lâm sàng

    2099/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Do bệnh lý đường hô hấp

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Xuất tinh ra máu
    CHỐC (IMPETIGO)
    Lời khuyên về chế độ ăn
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space