Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Dị cảm – ngứa do thần kinh mạch máu

(Tham khảo chính: ICPC )

Tất cả bệnh lý nào có gây tổn thương thần kinh cảm giác đều có thể gây ra triệu chứng dị cảm khó chịu tại da (bao gồm mất cảm giác, dị cảm, kiến bò, ngứa, rát, đau) mà bệnh nhân có thể than phiền dưới dạng triệu chứng ngứa. Đặc điểm của thể lâm sàng này chính là tình trạng tổn thương của tế bào thần kinh (có thể là sợi trục hoặc bao myelin hoặc bản thân hạch thần kinh cảm giác tại da). Do đó, diễn tiến của bệnh chậm hơn, và bệnh nhân đến khám với bệnh sử kéo dài. 
Nguyên nhân của thể lâm sàng này bao gồm 2 nhóm bệnh lý chính:

3.3.1. Nguyên nhân thần kinh: 

Đặc điểm vùng da dị cảm phân bố theo diện chi phối thần kinh của dây thần kinh. Có ba nhóm tình huống:

  • - Bệnh đơn dây thần kinh: thường do tổn thương sợi trục, vùng dị cảm khu trú theo khoanh bì do thần kinh chi phối. Tùy theo nguyên nhân chấn thương, chèn ép, viêm nhiễm, chúng ta sẽ ghi nhận thêm các triệu chứng phối hợp khác
  • - Bệnh đa dây thần kinh: thường do tổn thương bao myeline, vùng dị cảm không nằm theo 1 dây thần kinh cụ thể mà phân bố ở nhiều vùng da khác nhau. Bệnh sử có thể gợi ý đợt nhiễm siêu vi trước đó, ngộ độc thuốc…
  • - Bệnh theo khoanh thần kinh tủy sống: gặp trong bệnh cảnh cột sống do nguyên nhân chất thương, thoái hóa tủy, viêm nhiễm, thiếu máu động mạch cạnh sống… Tình trạng ngứa dị cảm sẽ thể hiện theo vùng da có phân bố thần kinh theo khoanh tủy.

3.3.2. Nguyên nhân mạch máu 

Nguyên nhân này chiếm đa số các trường hợp: bao gồm các bệnh lý động mạch – tĩnh mạch – mao mạch:

  • - Nếu bệnh lý động mạch, vùng mô liên quan sẽ có dạng teo nhỏ, khô, tái, mất mạch, da thiểu dưỡng. Lý do là lượng máu nuôi bị giảm do tổn thương động mạch.
  • - Nếu bệnh lý tĩnh mạch, vùng mô liên quan sẽ đỏ, ướt, loét, phù, còn mạch, da thiểu dưỡng. Lý do là lượng máu sẽ ứ đọng lại ở vùng mô ngoại biên gây tình trạng phù.
  • - Nếu bệnh lý mao mạch, vùng mô liên quan sẽ có hình thái rối loạn vận mạch ngoại biên (da nổi vân chổ đỏ chổ trắng). Bệnh này gặp trong trường hợp có co mạch do run (làm việc với máy móc có run, lái xe 2 bánh đường dài), do nhiệt độ (trời lạnh), do tự miễn (sau nhiễm siêu vi, do thuốc, do phản ứng phản vệ).

Vì có nguyên nhân liên đới đến các bệnh lý mạch máu, thần kinh, thể lâm sàng này sẽ có điểm đặc trưng là có vùng phân bố dị cảm – ngứa theo mạch máu hoặc dây thần kinh chi phối. Cụ thể, như tê một chân, tê vùng thấp hoặc một cánh tay. Việc thăm khám lâm sàng có thể ghi nhận các triệu chứng phối hợp thể hiện bệnh lý mạch máu và thần kinh tương ứng. Thể lâm sàng này tương ứng với nhóm cơ chế ngứa do bệnh lý thần kinh.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Dị cảm - ngứa kèm sang thương da
  • Dị cảm - ngứa thứ phát không sang thương da phân bổ toàn thân
  • Dị cảm – ngứa do thần kinh mạch máu
  • Dị cảm – ngứa do tâm thần
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tóm tắt

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Câu hỏi ôn tập

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Yếu tố nguy cơ của hạ đường huyết

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    CÁC NGUYÊN TẮC VÔ KHUẨN VÀ QUY TRÌNH VÔ KHUẨN DỤNG CỤ TRONG DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
    Điều trị
    Cơ chế bệnh sinh
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space