Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Phân tích dịch mũi

(Tham khảo chính: ICPC )

Các thông tin về dịch mũi thường bị xem nhẹ- không được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, dịch mũi lại chứa đựng nhiều thông tin giá trị giúp chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh nhân. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản để phân tích dịch mũi: 
1. Thu thập dịch mũi:  

Phương pháp: Sử dụng tăm bông vô trùng lấy dịch mũi từ vùng mũi trước hoặc mũi sau (nếu cần).  Lưu ý: Tránh gây tổn thương niêm mạc mũi. 
2. Quan sát bằng mắt thường:  
Màu sắc:  

  • Trong: thể hiện tình trạng xuất tiết nhiều với lượng nước nhiều trong dịch mũi, do dịch lượng nhiều nên dịch mũi không ứ đọng lại và không bị bội nhiễm thêm bởi vi trùng thường trú trong  mụi. Thường gặp trong viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, giai đoạn đầu của cảm lạnh thông thường.  
  • Trắng đục: thể hiện tình trạng dịch mũi bớt xuất tiết, tỷ lệ lượng nước giảm tương đối, có thể do viêm mũi do virus, viêm xoang mạn tính.  
  • Vàng hoặc xanh: Các màu sắc này do vi trùng thường trú vùng mũi đã tăng sinh trong dịch mũi. Để có màu sắc, dịch mũi cần có thời gian lưu lại trong mũi đủ lâu. Do vậy khi dịch mũi có màu sắc gợi ý giai đoạn xuất tiết là bán cấp (tiết dịch ít hơn), dịch mũi quánh hơn, ít nước hơn, thời gian lưu của dịch mũi tại mũi kéo dài hơn. Thường liên quan đến nhiễm khuẩn, viêm xoang cấp tính.  
  • Nâu hoặc đỏ: Màu nâu - đỏ có thể do máu xuất tiết từ niêm mạc hoặc do chất dơ từ không khí. Nếu do máu, thường lượng máu là ít, lẫn vào dịch nhầy, khô lại đóng thành lớp mầy.  

Độ quánh:  

  • Lỏng: thể hiện lượng nước trong dịch mũi nhiều, do vậy phản ánh giai đoạn xuất tiết nhiều. Thường gặp trong viêm mũi dị ứng, viêm mũi do virus.  
  • Đặc: thể hiện lượng nước trong dịch mũi ít (là do xuất tiết ít trong giai đoạn bán cấp - gần hết bệnh), hoặc do dịch mũi nằm lâu trong mũi và bị mất nước dần theo thời gian. Một số nguyên nhân có thể do viêm xoang, nhiễm khuẩn. 

3. Khám nghiệm dưới kính hiển vi:  

  • Tế bào bạch cầu: Sự gia tăng bạch cầu ái toan gợi ý dị ứng. Sự gia tăng bạch cầu trung tính gợi ý nhiễm khuẩn.  
  • Vi sinh vật: Xác định loại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh (nếu có).  
  • Tinh thể Charcot-Leyden: Thường gặp trong viêm mũi dị ứng. 

4. Các xét nghiệm khác:  

Nuôi cấy vi khuẩn: Xác định vi khuẩn gây bệnh và độ nhạy cảm với kháng sinh.  Xét nghiệm PCR: Xác định virus gây bệnh.  Xét nghiệm IgE đặc hiệu: Xác định dị nguyên gây dị ứng. 
5. Phân tích kết quả:

Kết hợp các thông tin thu thập được từ quan sát, khám nghiệm và xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

  • Khám bệnh
  • dấu chứng chuyên biệt
  • Phân tích dịch mũi
  • Phân tích tình trạng nghẹt mũi
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Dự phòng lây truyền giang mai từ mẹ sang con

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Viêm âm đạo do Trichomonas_X73

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Ruồi

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Bệnh sùi mào gà
    Bướu tân sinh
    1668
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space