Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Hiệu quả điều trị

(Tham khảo chính: ICPC )

Hiệu quả cao nhất khi hạt thuốc lắng đọng ở niêm mạc phế quản và phế nang. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào 3 yếu tố sau: 
5.2.1. Kích thước hạt thuốc
Kích thước hạt <1 µm :  có khả năng đi sâu vào phế nang, sau đó bị đưa ra ngoài ở động tác thở ra, thuốc bám ít ở đường thở vì kích thước quá nhỏ.
Kích thước hạt 1–5 µm sẽ lắng đọng ở đường dẫn khí nhỏ: phế nang, tiểu phế quản
Kích thước hạt >5 µm có xu hướng lắng đọng ở vùng thanh quản, hầu họng
5.2.2. Lưu lượng hít vào của bệnh nhân
Lưu lượng hít vào hay lực hít vào có vai trò quan trọng trong việc đưa thuốc vào đường hô hấp. Về nguyên tắc, đối với những chế phẩm mà việc đưa thuốc ra khỏi dụng cụ phải cần dùng lực hít của bệnh nhân như dạng bình hít bột khô thì bệnh nhân cần hít vào thật mạnh và sâu ngay từ đầu với lưu lượng từ 30-90 lít/phút, còn đối với những dụng cụ dạng xịt hay phun thuốc thì bệnh nhân cần hít vào chậm và sâu với lưu lượng khoảng 30 lít/phút. Điểm quan trọng là hơi thở cần phải sâu để thuốc có thể vượt qua vùng “thông khí chết”. Sau khi hít, bệnh nhân cũng phải lưu ý thực hiện việc nín thở 10 giây để thuốc có thời gian lắng đọng trên đường thở.
5.2.3. Kháng lực của dụng cụ hít
Mỗi dụng cụ hít đều có kháng lực riêng. Yếu tố này quyết định chất lượng hạt thuốc ở bình hít dạng bột khô. DPI có kháng trở cao hơn nên bệnh nhân cần phải có một lực hít đủ mạnh để có thể lấy thuốc ra khỏi dụng cụ, đồng thời tạo ra lưu lượng hít vào vừa đủ để đưa thuốc vào phổi. Nếu sử dụng cùng một lực hít thì với dụng cụ có kháng lực thấp hơn sẽ tạo ra lưu lượng hít vào cao hơn. Do vậy, khi sử dụng bình xịt MDI hay respimat (kháng lực thấp) người bệnh cần giảm tốc độ hít (hít chậm trong 4-5 giây) vì nếu không thì lưu lượng hít vào qua các dụng cụ này quá cao sẽ làm tăng lực quán tính của hạt thuốc, thuốc sẽ lặng đọng ở vùng hầu họng và đưa đến tăng tác dụng phụ tại vùng hầu họng và giảm tác dụng chính ở đường hô hấp.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • nguyên lý chung
  • Hiệu quả điều trị
  • Cách sử dụng:
  • Lưu ý
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Nguyên tắc chung đối với các cơ sở khám, chữa bệnh trong điều trị, quản lý bệnh thận mạn giai đoạn cuối trong dịch COVID-19

    1470/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    định nghĩa, phân độ và phân giai đoạn suy tim

    1857/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Uống bổ sung viên sắt

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chẩn đoán phân biệt
    hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
    Khái niệm đau
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space