Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đường uống

(Tham khảo chính: ICPC )

Những thuốc dạng uống được sử dụng nhiều nhất, chiếm 80% các hình thức dược phẩm.  1.3.1. Ưu điểm 
- Là đường dùng thuốc đơn giản, dạng bào chế sẵn có, dễ sử dụng, tiện dụng và thường rẻ hơn các dạng thuốc khác.
- Dễ bảo quản tốt và có thể che dấu mùi vị khó chịu. 
- Lớp bao bên ngoài giúp dễ nuốt và có thể tránh sự phá hủy dược chất của acid dạ dày. 
- Trên một số viên nén được thiết kế cho phép bẻ để chia nhỏ thành 2, 4 liều. 
- Viên nén tác dụng kéo dài có tá dược đặc biệt, cho phép phóng thích hoạt chất từ từ theo thời gian. Từ đó làm giảm số lần sử dụng trong ngày, tránh nồng độ thuốc cao trong máu trong thời gian ngắn.
- Viên ngậm dưới lưỡi thường cho thấy hiệu quả nhanh hơn, tránh tác dụng của acid và các enzym dịch dạ dày, hạn chế sự chuyển hóa thoái biến ở gan. 
1.3.2. Nhược điểm 
- Sinh khả dụng của thuốc rất dao động vì sự hấp thu thuốc phụ thuộc nhiều yếu tố:
- Bị ảnh hưởng bởi thức ăn
- Trải qua một bậc thang PH khá rộng (từ PH =1 ở dạ dày đến PH=8 ở đại tràng)
- Bị tác động của hệ men, hệ vi khuẩn trong ống tiêu hóa
- Bị chuyển hóa qua gan lần đầu
- Khó kiểm soát được thời gian vận chuyển của dạng thuốc trong đường tiêu hóa 
- Không phù hợp cho đối tượng trẻ em, người cao tuổi, người có vấn đề về nuốt, có thể gây tắc nghẽn đường thở khi đi vào khí quản (sai đường).
1.3.3. Lưu ý  
- Dạng viên nén nên được nuốt với một lượng lớn nước lọc (150-200ml), trừ trường hợp viên nén là dạng viên sủi thì phải hòa tan trong nước khi uống. 
- Với trẻ em và người cao tuổi nên dùng viên pha thành dung dịch, hỗn dịch, viên sủi bọt... để tránh nghẹn, sặc hoặc dính thực quản. 
- Viên nén hay viên nang tan trong ruột phải được sử dụng ở nguyên tình trạng nguyên viên, không được phép phá hủy cấu trúc hay nghiền nát.
- Các thuốc được hấp thu phụ thuộc vào độ PH cần lưu ý thời điểm dùng thuốc và liên quan đến bữa ăn.  
- Khi dùng viên ngậm dưới lưỡi nên giải thích và yêu cầu sự cộng tác từ phía người bệnh để hạn chế phản xạ nuốt. Thuốc cần được sử dụng khi tay khô và lưu trữ trong bao bì gốc. 
- Các thuốc dạng lỏng phải luôn được lắc trước khi sử dụng.
Với người lớn tuổi cần dùng nhiều loại 
thuốc một lần nên có dụng cụ chia sẵn các liều thuốc để hổ trợ sử dụng.
 

  • Viên nén
  • Viên nang
  • Dạng lỏng
  • Đường uống
  • Dạng tiêm
  • Dạng thuốc dùng ngoài
  • Dạng thuốc cho mũi, tai và mắt
  • Thuốc dạng khí dung dùng qua đường hô hấp
  • Thuốc đặt
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Sốt không rõ nguyên nhân

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phân tầng nguy cơ

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phân loại động kinh

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Quản lý người bệnh điều trị thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã
    CYCLOPHOSPHAMID
    Nhận dạng các loại sóng ECG
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space