5.3.1. Khái niệm:
- Là một hội chứng gồm nhiều nguyên nhân gây tăng áp lực sau mau mạch (nhóm bệnh lý từ tim trái) và/hoặc áp lực trước mao mạch phổi.
- Cơ chế tăng áp lực dựa trên hai quá trình tiến triển: sự ứ trệ tuần hoàn và tăng lưu lượng máu lên phổi. Kết quả là thành mạch dày và xơ hóa, kháng lực mạch máu phổi tăng.
5.3.2. Bối cảnh:
- Bệnh nhân ở độ tuổi bất kỳ với khó thở khi gắng sức tiến triển, có thể kèm đau ngực, choáng thậm chí ngất khi gắng sức (dấu hiệu tiên lượng nặng).
- Bệnh cảnh có thể: nguyên phát (vô căn) hoặc thứ phát trong diễn tiến của nhiều bệnh lý tim - phổi mạn, di truyền và hệ thống. (Bảng 3)
5.3.3. Khám:
- Tiếng tim T2 vang mạnh, có thể kèm âm thổi tâm thu dạng trám ở vị trí ổ van động mạch phổi.
- Ảnh hưởng huyết động: dấu suy tim phải vào giai đoạn muộn, âm thổi hở van 3 lá cơ năng.
- Triệu chứng gợi ý nguyên nhân của tăng áp động mạch phổi
5.3.4. Dấu hiệu cận lâm sàng bất thường:
- Siêu âm tim:
- Áp lực động mạch phổi ≥ 35mmHg (giá trị có ý nghĩa đối với siêu âm tim)
- Các bệnh lý van tim, tim bẩm sinh, bệnh cơ tim…có thể được phát hiện cùng các ảnh hưởng huyết động như dãn các buồng tim, các dòng phụt ngược chức năng, phân xuất tống máu giảm…
- X quang ngực: tăng đậm rốn phổi, tái phân bố tuần hoàn phổi
- Điện tâm đồ: tăng gánh thất phải
- Khí máu động mạch: PaO2 giảm (khi bệnh tiến triển)
- Các xét nghiệm khác hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân: huyết thanh chẩn đoán HIV, chức năng gan – thận, chức năng hô hấp, các xét nghiệm miễn dịch…
5.3.5. Hướng xử trí:
- Phối hợp với chuyên khoa tương tứng trong theo dõi và điều trị nguyên nhân
- Điều trị triệu chứng và nâng đỡ trong ngoại trú: oxy liệu pháp, lợi tiểu, kháng đông đối với trường hợp nguy cơ cao huyết khối, các thuốc dãn mạch (ức chế canxi, Sildenafil…) với ý kiến chuyên khoa.
|