Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Bệnh lý phổi mạn

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

5.1.1. Hen phế quản
a) Bối cảnh:
- Người trẻ hoặc trung niên 
- Cơ địa dị ứng (dị nguyên có thể đã được xác định hoặc cần phải tìm kiếm)
- Bệnh sử dài với nhiều cơn khó thở cấp/bán cấp sau gắng sức hoặc tiếp xúc dị nguyên, tự hết khi nghỉ ngơi hoặc với thuốc dãn phế quản
- Khám lâm sàng có thể nghe thấy ran ngáy và ran rít lan tỏa nếu bệnh nhân đến khám trong cơn hen. Ngoài cơn, bệnh nhân hoàn toàn bình thường.
b) Dấu hiệu cận lâm sàng bất thường:
Phế dung ký: 
- Người trẻ: rối loạn tắc nghẽn có hồi phục với bêta-2-mimetics (Salbutamol)
- Người lớn tuổi: rối loạn tắc nghẽn có thể mất sự hồi phục, khó phân biệt với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhất là ở bệnh nhân hút thuốc.
c) Hướng xử trí: 
- Cơ bản: tránh dị nguyên, corticoid đường hít (hoặc phun khí dung), bêta-2-mimetics đường uống tác dụng dài.
- Cơn hen:  bêta-2-mimetics dạng hít + Prednisone/Prednisolone đường uống.
- Nhập viện khi cơn hen cấp biến chứng suy hô hấp với thở nhanh, tim nhanh, vã mồ hôi, tím tái, rối loạn tri giác hoặc kích động.
5.1.2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
a) Bối cảnh:
- Người trung niên hoặc lớn tuổi hút thuốc lá nhiều năm
- Bệnh sử dài với viêm phế quản mãn tính và khó thở tiến triển, bệnh thường trở nặng sau một đợt viêm nhiễm đường hô hấp.
- Khám:
+ Ran ngáy, ran rít cũng có thể nghe được ngoài cơn cấp
+ Lồng ngực hình thùng, gõ vang, rì rào phế nang giảm khi khí phế thủng
+ Dấu hiệu suy tim phải, ngón tay dùi trống
b) Dấu hiệu cận lâm sàng bất thường:
- X quang: hình ảnh ứ khí phế nang, tâm phế mạn với buồng tim phải lớn
- Phế dung ký: rối loạn tắc nghẽn không hồi phục với bêta-2-mimetics
- Khí máu động mạch: toan hô hấp có bù trừ
- Có thể đa hồng cầu phản ứng với tình trạng thiếu oxy mãn tính
c) Hướng xử trí:
- Cơ bản: ngưng thuốc lá, vắc xin phòng cúm và phế cầu, các thuốc dãn phế quản (anticholinergic và beta-2-mimetics)
- Đợt cấp: beta-2-mimetics dạng hít + kháng sinh (Amoxicillin 1gx3/ngày hoặc Fluoroquinolone 200mg x 2/ngày) + corticoid đường hít hoặc toàn thân + vật lý trị liệu hô hấp.
- Nhập viện nếu triệu chứng không thuyên giảm sau 48h hoặc xuất hiện dấu hiệu suy hô hấp cấp.
5.1.3. Nhóm bệnh phổi với rối loạn hạn chế
a) Bao gồm:
- Bệnh phổi thâm nhiễm lan tỏa (còn gọi là xơ phổi mô kẽ lan tỏa): vô căn hoặc nằm trong bệnh cảnh hệ thống (xơ cứng bì, viêm đa khớp dạng thấp…); khó thở tiến triển kèm ho thường xuyên, ran nổ hai đáy phổi.
- Bệnh bụi phổi: yếu tố nghề nghiệp khiến bệnh nhân hít nhiều bụi silice hoặc bụi carbon (mỏ than đá, xưởng luyện kim, sản xuất tinh thể thạch anh…)
- Bệnh lý thành ngực (bất thường cột sống, xương ức, khung sườn): gù vẹo cột sống nặng, sẹo màng phổi hoặc liệt thần kinh hoành.
b) Hướng xử trí:
- Cần có ý kiến chuyên khoa cho từng trường hợp
- Chủ yếu là dự phòng đợt cấp và điều trị nâng đỡ: ngưng thuốc lá, chích ngừa cúm, vật lý trị liệu, oxy liệu pháp, điều trị những đợt nhiễm trùng hô hấp.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Bệnh lý phổi mạn
  • Bệnh lý tim mạch tiến triển gây ứ trệ tuần hoàn phổi
  • Tăng áp động mạch phổi
  • Giảm oxy máu do bất thường chuyên chở oxy máu
  • Những nguyên nhân khác
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    xây dựng chuỗi câu lệnh cho các nhiệm vụ phức tạp

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    câu hỏi ôn tập

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cố định gãy xương cẳng tay

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Phác đồ sàng lọc bằng xét nghiệm HPV và VIA
    Định nghĩa
    36_xelan
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 18/05/2025

    kỹ năng phân tích x quang ngực thẳng - CME 48h (hoàn toàn trực tuyến - từ xa)

    thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space