Các thuốc kháng ho này có tác động lên lên trung tâm ho ở hành não, bao gồm những chất dẫn suất từ opioid và không opioid.
5.8.1.1. Dextromethophane
Dextromethorphan là thuốc không thuộc nhóm chất dẫn xuất từ opioid, rất thường được sử dụng do các đặc tính không ức chế trung tâm hô hấp nên có tính an toàn cao. Thuốc được sử dụng đối với trường hợp có kích thích gây ho từ phế quản và họng, không có đờm, không có suy hô hấp.
Các nghiên cứu so sánh tác dụng kháng ho của Dextromethophane so với Codeine không nhiều, mẫu khảo sát và phương pháp thực hiện không tốt. Đặc biệt kết quả ghi nhận vẫn còn chưa thống nhất. Một nghiên cứu mù đôi, bắt chéo (crossover) so sánh các thông số khách quan và chủ quan của 16 bệnh nhân có ho mãn tính không suy hô hấp. Kết quả cho thấy cả 2 thuốc đều có tác dụng tốt, trong đó Dextromethophane giúp giảm cường độ ho tốt hơn. Điểm lưu ý là cả hai thuốc đều sử dụng ở liều 20mg, khác nhiều với liều đang chỉ định hiện nay trong thực hành lâm sàng4.
Liều sử dụng ở người trưởng thành và trẻ >12 tuổi là 15mg cho mỗi 6-8h/ngày. Đối với trẻ em từ 6-12 tuổi, 7,5mg cho mỗi 6-8h/ngày.
5.8.1.2. Codeine
Codeine đã được sử dụng từ lâu trong việc điều trị giảm đau (ở liều cao) và giảm triệu chứng ho không kèm theo đờm (ở liều thấp). Nếu sử dụng ở liều điều trị, thuốc ít gây ức chế hô hấp (60% thấp hơn so với morphin) và ít gây nghiện hơn morphin5.
Codein có tác dụng giảm ho do tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở hành não. Tuy vậy thuốc kém hiệu quả đối với những trường hợp ho nặng5.
Liều thuốc sử dụng là 10 - 20 mg/lần, 3 - 4 lần trong ngày, không vượt quá 120 mg/ngày. Trẻ em 1 - 5 tuổi dùng mỗi lần 3 mg, 3 - 4 lần/ngày, không vượt quá 12 mg/ngày; 5 - 12 tuổi dùng mỗi lần 5 - 10 mg, 3 - 4 lần trong ngày, không vượt quá 60 mg/ngày.
|