Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tình huống 1

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

1.1.                       Thông tin

Bệnh nhân nữ 22 tuổi đến khám lần đầu tiên vì ho với đờm. Bệnh xuất hiện cách đây 3 tuần. Những ngày đầu, bệnh nhân có ho, đau họng, sốt, đờm nhiều – trắng trong – loãng. Hiện nay bệnh nhân không còn sốt, rất ít đờm trong, có cảm giác khó chịu vùng cổ với ho thành từng tràng, xuất hiện cả ngày nhưng có nhiều về đêm. Trong các ngày gần đây, ho nhiều về đêm gây mất ngủ và là lý do chính để BN đi khám bệnh lần này. Bệnh nhân có sử dụng một số thuốc mua tại nhà thuốc nhưng không rõ loại. Triệu chứng ho có giảm khi dùng thuốc nhưng nhanh chóng xuất hiện lại sau đó. Tiền căn không ghi nhận bệnh lý

Bệnh nhân có tổng trạng tốt, da niêm hồng, thở nhẹ nhàng với 18 nhịp trong một phút. Mạch 78l/phút, huyết áp 120/70 mmHg, SpO2=99%. Khám thấy niêm mạc mũi bình thường, ngách mũi không sưng, không nhầy mủ, họng sạch, amydal không sưng, không hạch cổ, phổi không rale bệnh lý. Các cơ quan khác chưa ghi nhận bất thường.

1.2.                       Câu hỏi gợi ý tình huống:

  • Chẩn đoán có thể nhất trong trường hợp này là gì?
  • Can thiệp điều trị như thế nào?

1.3.                       Tóm tắt - phân tích tình huống

Bệnh nhân nữ, 22 tuổi có ho kèm đờm tối thiểu. Bệnh bắt đầu với hội chứng nhiễm trùng hô hấp trên cấp điển hình với sốt, ho, đờm, đau họng. Hiện tình trạng bệnh đã cải thiện sau 3 tuần, chỉ còn duy nhất triệu chứng ho kéo dài cả ngày. Với bệnh sử có bệnh cảnh nhiễm trùng nên loại trừ nhanh nhóm nguyên nhân ho kích thích (ho không kèm sốt).

Hiện các dấu chứng đáp ứng viêm còn tối thiểu, chỉ còn tình trạng kích thích khó chịu vùng khí quản trên có kèm ít đờm (dấu hiệu quan trọng phân biệt với các thể ho kích thích). Không có dấu hiệu suy hô hấp được ghi nhận: nhịp thở bình thường, SpO2 99% và không rale bệnh lý tại phổi. Bệnh nhân có sử dụng nhiều thuốc không rõ loại, có thể gợi ý tác nhân không đáp ứng với các loại thuốc thường sử dụng không toa.

Chẩn đoán gợi ý trong trường hợp: viêm phế quản do chủng vi trùng không đặc hiệu, bội nhiễm trên nền viêm hô hấp trên cấp. Trong bối cảnh ngoại trú, có thể bắt đầu sử dụng các nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng nội bào như: macrolid, quinolon, nhóm aminoglycosid trong 5-7 ngày. Vì người bệnh có rối loạn giấc ngủ liên quan đến ho, chúng ta có thể sử dụng các nhóm thuốc giảm ho phù hợp. Người bệnh nên được hẹn tái khám sau đó để đánh giá kết quả điều trị.

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Tình huống 1
  • Tình huống 2
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    MÔ HÌNH Y HỌC GIA ĐÌNH TẠI CÁC NƯỚC

    Tài liệu BM YHGĐ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Quản lý người bệnh điều trị thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã

    28/2018/TT-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thực hành nghiên cứu lâm sàng tốt (Good Clinical Practice - GCP)

    Q-codes.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    rung thất (4)
    Viêm kết mạc cấp
    Kết hợp các chỉ số: không nên chỉ dựa vào một chỉ số đơn độc
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space