Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Dự phòng trước phơi nhiễm là sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có các hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV. Hiệu quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm như sau: Quan hệ tình dục đường hậu môn có tác dụng dự phòng tối đa sau khi đã uốngđủ 7 ngày liên tục.Quan hệ tình dục đường âm đạo và qua đường máu tác dụng dự phòng tối đa sau khi sử dụng đủ 21 ngày liên tục.
3.2.1    Đối tượng cần được dự phòng trước phơi nhiễm
-    Những người có hành vi nguy cơ cao thuộc các nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới nữ, phụ nữ bán dâm.
-    Trường hợp người có vợ/chồng/bạn tình nhiễm HIV: thực hiện điều trị ARV cho bạn tình nhiễm HIV và xét nghiệm theo dõi xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ. Trường hợp xét nghiệm tải lượng HIV của bạn tình nhiễm HIV <200 bản sao/ml thì không cần điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho bạn tình không nhiễm HIV.
-    Chỉ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm trong một số tình huống đặc biệt: vì lý do nào đó mà người nhiễm HIV không điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV không đạt được dưới ngưỡng 200 bản sao/ml.
3.2.2.Quy trình khám và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm
 
Bước 1: Sàng lọc đánh giá hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV của khách hàng trong
6 tháng.
Bước 2: Tư vấn và xét nghiệm HIV.
Bước 3: Tư vấn về dự phòng trước phơi nhiễm cho khách hàng nguy cơ cao có kết quả xét nghiệm HIV âm tính:
-    Lợi ích và hiệu quả của việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm;
-    Thuốc và tác dụng phụ có thể gặp;
-    Tầm quan trọng của tuân thủ điều trị dự phòng;
-    Các biện pháp dự phòng bổ sung khác.
Bước 4: Khám bệnh, khai thác tiền sử bệnh thận, các bệnh lây truyền đường tình dục, bệnh tâm thần, động kinh ... Cần xác định xem khách hàng có các dấu hiệu và triệu chứng giống cúm (biểu hiện của nhiễm HIV cấp tính) trong vòng 1 tháng trước đó không.
Bước 5: Xét nghiệm creatinine máu và HBsAg
Bước 6: Đánh giá khách hàng đủ điều kiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm:
-    XN HIV âm tính;
-    Không có biểu hiện của nhiễm HIV cấp tính;
-    Không có suy thận; không có tiền sử bệnh tâm thần hay động kinh
-    Tự nguyện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm;
-    Hiểu được tầm quan trọng của tuân thủ điều trị và cam kết tuân thủ điều trị
Bước 7: Chỉ định thuốc ARV phác đồ TDF + FTC hoặc phác đồ một thuốc TDF, uống hằng ngày.
Bước 8: Theo dõi và tái khám.
-    Tái khám lần đầu: sau 1 tháng, xét nghiệm kháng thể kháng HIV, đánh giá tác dụng phụ của thuốc, tuân thủ điều trị, xác định những khó khăn trong tuân thủ điều trị.
-    Các lần tiếp theo: định kỳ ba tháng cho các trường hợp tuân thủ điều trị tốt: xét nghiệm đánh giá tình trạng HIV, kê đơn thuốc cho 3 tháng tiếp theo (90 ngày), đánh giá tác dụng phụ, tuân thủ sử dụng thuốc và trả lời các câu hỏi của khách hàng. Nếu khách hàng tuân thủ điều trị không tốt thì tái khám và cấp phát thuốc hằng tháng.
-    Xét nghiệm creatinine 6 – 12 tháng một lần hoặc khi người bệnh có dấu hiệu bệnh lý về chức năng thận.
-    Khám và sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục, đánh giá nhu cầu tiếp tục điều trị dự phòng trước phơi nhiễm.
3.2.2.1.Xử trí một số tình huống trong khi điều trị dự phòng trướcphơi nhiễm
Bảng 2. Xử trí một số tình huống trong điều trị dự phòng trước phơi nhiễm
 

Tác dụng phụ

 

Nhức đầu, chóng mặt, ác mộng, buồn nôn…

Tư vấn và hỗ trợ tâm lý cho khách hàng, những tác dụng phụ này thường tự hết trong 1 – 2 tuần.

Nếu tác dụng phụ dai dẳng

kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Ngừng điều trị dự phòng khi cần

Quên uống thuốc

 

Quên uống 1 – 3 ngày

Tiếp tục uống thuốc điều trị dự phòng

Quên uống 4 – 7 ngày

Đánh giá hành vi nguy cơ trong những ngày không dùng thuốc, nếu:

Không có hành vi nguy cơ: Tiếp tục điều trị dự phòng.

Có hành vi nguy cơ: Tiếp tục điều trị và xét

nghiệm HIV sau 3 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ.

Quên thuốc > 7 ngày

Bắt đầu điều trị lại như người mới đăng ký điều trị dự phòng.

Xét nghiệm HIV

 

Kết quả âm tính

Tiếp tục điều trị dự phòng.

Kết quả XN khẳng định HIV

dương tính

Tư vấn, chuyển điều trị thuốc ARV

Có thai khi đang điều trị dự

phòng

Tư vấn, khuyến khích tiếp tục điều trị dự phòng nếu vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV

Suy thận

 

Mức lọc cầu thận (eCrCL

< 60 ml/phút)

Không điều trị dự phòng. Chuyển khám

chuyên khoa

 

Ngừng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm
Trường hợp khách hàng muốn ngừng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm, cần uống ARV tiếp tục 28 ngày sau lần phơi nhiễm cuối cùng.
Dự phòng trước phơi nhiễm có thể ngừng trong các trường hợp sau:
 
-    Cá nhân thay đổi hành vi, không còn nguy cơ nhiễm HIV ;
-    Nhiễm HIV trong quá trình điều trị dự phòng, khách hàng cần được kết nối chăm sóc và điều trị HIV;
-    Tác dụng phụ kéo dài (suy thận) điều trị không khỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Những việc cần làm khi ngừng dự phòng trước phơi nhiễm:
-    Xét nghiệm kháng thể kháng HIV
-    Tìm hiểu nguyên nhân ngừng sử dụng
-    Đánh giá hành vi nguy cơ của khách hàng
-    Ghi chép đầy đủ các thông tin trên vào bệnh án ngoại trú.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Cách lây truyền
  • cập nhật hướng dẫn điều trị ARV
  • Các biện pháp dự phòng trước và sau phơi nhiễm
  • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm
  • Tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    người nghiện

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tóm tắt

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Kết luận hồ sơ bệnh án

    CME AI trong y khoa.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Phòng bệnh
    Liên hệ tác giả
    Giảm oxy máu do bất thường chuyên chở oxy máu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space