Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Sinh lý bình thường khi mang thai

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

Sinh lý bình thường khi mang thai
Toàn thế giới có khoảng 1,62 tỷ người (24,8%) thiếu máu. Trong đó khoảng 30 - 40% thiếu máu gặp ở trẻ em chưa đến trường và thai phụ. Nguyên nhân thường gặp nhất là thiếu máu do thiếu sắt.

1. Những thay đổi huyết học trong lúc mang thai

1.1 Những thay đổi huyết học:

- Cung lượng tim tăng từ 30 - 50%.

- Thể tích huyết tương tăng nhiều hơn thể tích huyết cầu. Do đó, Hematocrit (Hct) thường giảm. Vì thể không nên dựa vào Hct để chẩn đoán thiếu máu. Hemoglobin giảm nhẹ khi có thai, thấp nhất khi thai 30 tuần.

1.2 Vai trò của các chất cần thiết cho sự tạo máu:

1.2.1 Sắt:

- Một trong những nguyên liệu quan trọng để tạo hồng cầu là sắt. Nhu cầu và chuyển hóa sắt trong thai kỳ có thay đổi và tăng lên. Khi có thai, nhu cầu sắt tăng thêm 1.000 mg trong đó 300 mg cho thai và nhau; 500 mg cho hemoglobin trong máu mẹ, và 200 mg để bù đắp cho sự bài tiết. Nhu cầu sắt có thể tăng lên rất nhiều nếu sản phụ mang đa thai.

- Không có hiện tượng hành kinh trong khi mang thai, làm giảm mất sắt.

- Hấp thụ sắt trong thời gian có thai tăng 30 - 90%.

- Nếu thai phụ không thiếu sắt trước khi mang thai, mang đa thai, xuất huyết trong thai kỳ thì việc huy động nguồn sắt dự trữ từ cơ thể thai phụ có thể đáp ứng được nhu cầu vào cuối thai kỳ.

- Mất máu trong lúc sổ nhau, băng huyết sau sanh, cho con bú .... làm tăng nhu cầu sử dụng sắt.

- Nếu thai phụ mang thai quá dày, làm mất khả năng tái tạo và dự trữ sắt.

1.2.2 Acid Folic:

- Acid folic cần thiết cho sự tổng hợp chất liệu di truyền (DNA), phát triển và phân chia tế bào, tổng hợp nhóm Hem của Hemoglobin.

- Acid folic là coenzym của nhiều phản ứng và cần thiết trong chuyển hóa acid amin.

- Nếu tổng hợp DNA bất thường sẽ ảnh hưởng lên nguyên hồng cầu, làm hồng cầu to bất hường nhưng hàm lượng huyết cầu tố (hemoglobin) bình thường.

- Nhu cầu acid folic trong thai kỳ thường tăng gấp đôi.

1.2.3 Vitamin C: làm tăng khả năng hấp thu sắt.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Mục tiêu học tập
  • Tình huống minh họa
  • Sinh lý bình thường khi mang thai
  • Định nghĩa thiếu máu
  • Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
  • Ảnh hưởng của thiếu máu và thai kỳ
  • Triệu chứng lâm sàng- CLS và chẩn đoán
  • Hướng điều trị
  • Dự phòng thiếu máu thiếu sắt
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Mục tiêu đào tạo

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nguyên nhân xơ gan

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bisphosphonates

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ TĂNG HUYẾT ÁP, TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT
    Phân loại quốc tế về bệnh võng mạc trẻ đẻ non
    Câu hỏi ôn
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space