Nhập viên theo dõi
2.3.1 Khi có những tình huống sau
- Nghén nặng làm thai phụ gầy mòn, có nguy cơ rối loạn nước và điện giải
- Dọa sảy thai: đau trằn bụng, ra huyết âm đạo
- Dọa sanh non: đau bụng, đau từng cơn, ra huyết âm đạo, ra nước âm đạo
- Hở eo cổ tử cung, tiền căn sanh non những lần trước, các lần sanh non sau có tuổi thai nhỏ hơn lần sanh non trước
- Ối rỉ non
- Thai chậm tăng trưởng nặng: các số đo kích thước thai ≤ bách phân vị thứ 3 trên siêu âm
- Tiền sản giật nặng, có nguy cơ diễn tiến thành sản giật: huyết áp cao ≥ 160/110 mmgHg, tiểu đạm kèm nhức đầu, chóng mặt, đau vùng hạ sướn phải; theo dõi hội chứng HELPP (tán huyết, men gan tăng, tiểu cầu giảm thấp)
- Đái tháo đường thai kỳ mà thai phụ không thể tự kiểm soát được đường huyết
- Thiểu ối (AFI < 5 hay xoang ối lớn nhất < 20mm)
- Đa ối diễn tiến nhanh làm thai phụ khó thở
- Nhau tiền đạo đang ra huyết
- Sức khỏe thai nhi nghi ngờ khi theo dõi bằng NST
- Đã khẳng định thai dị tật / thai lưu, cho thai phụ nhập viện để chấm dứt thai kỳ.....
2.3.2 Nhập viện theo dõi với trường hợp nguy cơ đã biết trước
- Vết mổ cũ: nhập viện lúc 39 tuần
- Đái tháo đường điều trị bằng kiểm soát chế độ ăn: nhập viện lúc thai 39 tuần
- Đái tháo đường điều trị bằng Insulin: nhập viện lúc thai 38 tuần
- Ngôi mông: nhập viện lúc 39 tuần
- Thai bình thường nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ: nhập viện lúc 41 tuần
* Có thể cho nhập viện nếu khám lâm sàng có dấu hiệu bất thường tùy từng trường hợp
|