Bổ sung vi chất
3.1.1 Nhu cầu sắt
- Nhu cầu sắt tăng thêm 1.000 mg (trong đó 300 mg cho thai và nhau; 500 mg cho hemoglobin trong máu mẹ, và 200 mg để bù đắp cho sự bài tiết).
- Mất máu trong lúc sổ nhau, băng huyết sau sanh, cho con bú .... làm tăng nhu cầu sử dụng sắt.
- Nếu thai phụ mang thai quá dày, làm mất khả năng tái tạo và dự trữ sắt.
- Nếu thai phụ mang song thai, đa thai cần bổ sung lượng sắt nhiều hơn.
- Hấp thu sắt qua đường uống thấp, tuy nhiên khi có thai khả năng hấp thu sắt có tăng thêm.
- Trà xanh, cafe làm giảm hấp thu sắt đáng kể.
- Vitamin C làm gia tăng hấp thu sắt.
- Thực phẩm giàu chất sắt: cá, thịt gà, thịt bò, thịt vịt, đùi cừu, hải sản, trứng, các loại đậu, ngũ cốc, rau có màu xanh đậm....
3.1.2 Acid Folic
- Acid folic cần thiết cho sự tổng hợp chất liệu di truyền (DNA), phát triển và phân chia tế bào, tổng hợp nhóm Hem của Hemoglobin.
- Acid folic là coenzym của nhiều phản ứng và cần thiết trong chuyển hóa acid amin.
- Nếu tổng hợp DNA bất thường sẽ ảnh hưởng lên nguyên hồng cầu, làm hồng cầu to bất hường nhưng hàm lượng huyết cầu tố (hemoglobin) bình thường.
- Thiếu acid folic làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh.
- Nhu cầu acid folic trong thai kỳ thường tăng gấp đôi.
- Thực phẩm giàu acid folic: đậu và rau củ, nấm, các loại quả cam chanh, các loại rau có màu xanh đậm như là măng tây, rau bina, bông cải xanh, gan động vật, gà, hải sản, lúa mì và các loại ngũ cốc khác
3.1.3 Bổ sung canxi
- Lượng canxi bổ sung cho thai phụ tùy thuộc vào tùy đối tượng, từng giai đoạn trong thai kỳ, từng vùng, tùy quốc gia.
- Trung bình, thai phụ cần bổ sung thêm 1.000 - 1.500mg canxi mỗi ngày.
- Trong giai đoạn cho con bú, thai phụ vẫn nên tiếp tục bổ sung canxi.
- Thực phẩm giàu canxi: sữa, bột sữa khô, bơ, kem sữa, các loại phó mát, yaourt, cá hồi, cá trích, đậu nành, đậu hũ, rau bina, củ cải, nước cam
|