Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Mô hình thực hành

(Tham khảo chính: Nguyên lý y học gia đình )

Trong những thập kỷ gần đây, nền y học đã đánh dấu những bước phát triển dài với những hiện tượng lớp như: sự chuyên khoa hóa ngày càng rộng (xuất hiện nhiều chuyên khoa mới), càng sâu (nghiên cứu vào một khía cạnh rất sâu của chuyên ngành); đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của những chuyên ngành khác vào trong y khoa; xây dựng và ứng dụng y học chứng cớ vào trong thực hành lâm sàng; ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng trong y khoa; xây dựng mô hình chăm sóc hướng người bệnh làm trung tâm. Đứng trước bối cảnh đó, người bác sĩ gia đình/bác sĩ đa khoa tổng quát nói riêng hay chuyên ngành y học gia đình nói chung đang đứng trước cơ hội và thách thức phải định hình lại vai trò của họ trong hệ thống y tế; phát triển mô hình thực hành mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu mới của xã hội.
Khác với người bác sĩ công tác tại bệnh viện, bác sĩ gia đình/bác sĩ tuyến ban đầu thường thực hành trong bối cảnh ngoại trú với các nguồn lực tại chỗ. Việc tiếp cận với các nguồn lực chuyên khoa (xét nghiệm, thuốc men, máy móc, hỗ trợ liên chuyên khoa, …) thường gặp khó khăn và không kịp thời. Điều này cho thấy người bác sĩ gia đình cần có một cách tiếp cận chuyên biệt, hiệu quả, khả thi và khoa học. Cách tiếp cận cần tuân thủ các nguyên tắc – giá trị đặc trưng của y học gia đình, đồng thời phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Tổng hợp tất cả các khía cạnh này được tóm gọn trong từ “mô hình thực hành y học gia đình” mà chúng ta sẽ phát triển trong bài giảng này. 
Mô hình thực hành Y học gia đình bao gồm 10 khía cạnh phát triển xung quanh 6 nguyên lý (sử dụng nguyên tắc định nghĩa từ WONCA), được khái quát hóa thông qua dự án nghiên cứu Tương lai của Y học gia đình (Future of Family Medicine) của các hiệp hội Y học gia đình của Mỹ (2002). Những khía cạnh này không còn mới đối với những người thực hành lâm sàng điều trị người bệnh ngoại trú. Điều quan trọng là làm sao phối hợp nhuần nhuyễn các khía cạnh, lồng ghép vào thực hành hàng ngày
Điểm mấu chốt của mô hình là nhằm phát triển các giá trị cốt lõi (nguyên lý) của Y học gia đình như là giải pháp tích hợp trong hệ thống y tế, trong đó người bệnh được chăm sóc một cách tốt nhất. Bác sĩ gia đình sẽ hướng người bệnh đến mục tiêu sức khỏe toàn diện hơn là giải quyết tình trạng bệnh tật hiện tại. Điều này được thể hiện qua các dịch vụ mà chỉ có bác sĩ gia đình, với vai trò là bác sĩ riêng của bệnh nhân, mới có thể thực hiện được: tư vấn, tầm soát, phát hiện, điều trị, theo dõi và chăm sóc cuối đời. 
Với các chức năng đó, bên cạnh những đặc điểm chung của thực hành lâm sàng, mô hình thực hành cần phải có những đặc điểm chuyên biệt về chuyên môn Y học gia đình. Việc xác định được mô hình thực hành cụ thể trong bối cảnh Việt Nam, những bác sĩ gia đình tương lai sẽ nắm được vai trò, công việc và định hướng phát triển của nghề, từ đó lựa chọn và phát triển những kỹ năng cần thiết.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu bài giảng
  • Đại cương
  • Mô hình thực hành
  • Chăm sóc chủ động
  • Chăm sóc hướng người bệnh
  • Tiếp cận một cách toàn diện
  • Làm việc theo nhóm
  • Xóa bỏ rào cản tiếp cận dịch vụ y tế
  • Công nghệ thông tin
  • Phòng khám thành trung tâm sức khỏe
  • Mục tiêu vì chất lượng và an toàn
  • Đảm bảo hiệu quả kinh tế
  • Cung cấp các dịch vụ đa dạng
  • Tóm tắt
  • từ khóa
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Bệnh liên quan đến các phần phụ của da

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bệnh thận mạn giai đoạn cuối

    3931/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tình huống ví dụ

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Bắt mạch trung tâm
    Đặc điểm triệu chứng
    Tài liệu tham khảo
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space