Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chăm sóc ban đầu

(Tham khảo chính: Nguyên lý y học gia đình )

Y học gia đình xây dựng hình ảnh một người bác sĩ gần gũi và luôn sẵn sàng ; là người đầu tiên mà bệnh nhân nghĩ đến, tìm đến khi có những vấn đề sức khỏe bất kỳ. Y học gia đình do đó phải thỏa một điều kiện tiên quyết là dễ tiếp cận. Đối tượng phục vụ của bác sĩ gia đình sẽ là những người dân sống trong khu vực không quá xa phòng khám. Một gia đình người Việt giàu có, sống và làm việc hoàn toàn tại Hà Nội mà đăng ký một bác sĩ gia đình đang hành nghề tại Singapor thì họ không thể nào thụ hưởng những lợi ích tương đương trong hoạt động chăm sóc sức khỏe như đối với một nông dân Singapor sống gần với người BSGĐ của họ. 
Đa số người dân hình dung người BSGĐ là người cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà. Đây là một quan điểm không đúng. Dù là một trong những hoạt động của người BSGĐ, nhưng đó không thể là hoạt động chính, xét về mặt chăm sóc sức khỏe toàn dân cũng như trên khía cạnh kinh tế. Nếu đến nhà từng bệnh nhân, người bác sĩ sẽ mất rất nhiều thời gian làm việc cho việc di chuyển. Hoạt động này chỉ nên dành riêng cho một số giới hạn những đối tượng khó khăn về đi lại: người già neo đơn, tàn tật, … 
Y học gia đình là một chuyên khoa lâm sàng đa chuyên khoa, bao gồm cả xử trí cấp cứu ban đầu. Tính đa chuyên khoa thể hiện ở chổ người BSGĐ phải đáp ứng đa số các tình huống lâm sàng trong tiếp cận ban đầu. Điều này đòi hỏi người BSGĐ phải được đào tạo chuyên khoa rộng và theo hướng ngoại trú; có nghĩa là họ không bắt buộc phải thành thục cả những kiến thức kỹ năng chuyên khoa sâu liên quan đến điều trị nội trú của các chuyên khoa khác, nhưng phải có khả năng xử trí ngoại trú đa số các trường hợp, khả năng nhận biết các trường hợp nặng, cấp cứu cũng như khả năng theo dõi lâu dài các bệnh lý mạn tính của nhiều chuyên khoa. 
Người BSGĐ phải có kỹ năng xử trí các trường hợp cấp cứu ban đầu trong mức độ phù hợp, nhưng không bị bắt buộc phải làm thay công việc của cấp cứu 115. Tùy điều kiện nhân sự, trang bị, địa bàn mà người BSGĐ hoặc phòng khám BSGĐ có thể thực hiện sơ cấp cứu tại phòng khám, tại nhà, trực trả lời điện thoại, tư vấn, hướng dẫn sơ cứu v.v… trong giờ hành chánh hay trực đêm. Một trường hợp bị thương vì chó nhà cắn thì nên đến cấp cứu tại BSGĐ để được chăm sóc vết thương, cho thuốc dự phòng, tiêm ngừa nếu cần cũng như tư vấn các vấn đề liên quan khác; nhưng một trường hợp chấn thương sọ não ngay trước cửa BV 115, Tp. HCM thì nên đưa vào cấp cứu tại BV 115 hơn là chở tới BSGĐ hay là đợi BSGĐ từ Q. Phú Nhuận đến sơ cứu.
Hoạt động của một BSGĐ hoặc một nhóm BSGĐ sẽ gắn liền với địa bàn của mình. Do đó họ sẽ phải làm việc ở những môi trường khác nhau: nông thôn, thành thị, miền ngược, miền xuôi,… Ở một số nước, nhờ đặc thù về đào tạo đa ngành, người BS được đào tạo chuyên khoa BSGĐ sẽ được tín nhiệm cả ở các khoa nội trú, các phòng khám ngoại chẩn bệnh viện, phòng cấp cứu, các trung tâm cấp cứu ngoại chẩn v.v… Bên cạnh đó, môi trường làm việc của từng BSGĐ cũng có thể thay đổi. Một khu vực ngoại ô nghèo với những mặt bệnh đặc thù như viêm nhiễm, bệnh ngoài da, bệnh cơ xương khớp v.v…; qua quá trình đô thị hóa sẽ xuất hiện những cụm dân cư mới có đời sống kinh tế xã hội khá giả hơn với các mặt bệnh chuyển hóa dần trở nên phổ biến hơn. Do đó, người BSGĐ sẽ phải tự đào tạo liên tục theo đòi hỏi để thỏa mãn các nguyên lý của YHGĐ, nguyên lý chăm sóc ban đầu, chăm sóc toàn diện. 
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Chăm sóc ban đầu
  • Chăm sóc toàn diện
  • Chăm sóc liên tục
  • Phối hợp chăm sóc y tế
  • Chăm sóc hướng phòng bệnh, hướng cộng đồng
  • Chăm sóc hướng gia đình
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    TRIỆT SẢN NỮ

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Diễn tiến chuyển dạ

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Xẹp thùy phổi

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    đạo đức trong thông tin
    Nghiệm pháp kiêng nước
    Sơ đồ/phác đồ điều trị
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space