2.1.1 Chuẩn bị phương tiện
- Nếu người bệnh cấp cứu có rối loạn chức năng sống đe dọa đến tính mạng người bệnh: cần sơ cấp cứu ban đầu đảm bảo chức năng sống, đồng thời gọi cấp cứu 115 hoặc bệnh viện tuyến trên gần nhất đến hỗ trợ, phối hợp cấp cứu và chuyển tuyến, để có thêm cán bộ y tế chuyên sâu và thiết bị hỗ trợ chức năng sống (bóp bóng, nội khí quản, thuốc nâng huyết áp, monitor theo dõi…). Tránh vận chuyển bằng
phương tiện cá nhân không sẵn có thiết bị cấp cứu, vì việc vận chuyển như vậy sẽ có nhiều rủi ro và nhiều nguy cơ tử vong hơn là lợi ích.
- Nếu người bệnh không có dấu hiệu đe dọa đến tính mạng nhưng cần phải ở tư thế nằm (ví dụ: ỉa chảy mất nước, rối lọan tiền đình) hoặc nửa nằm nửa ngồi (ví dụ: khó thở, suy hô hấp): tốt nhất là gọi xe cấp cứu 115 hoặc bệnh viện tuyến trên gần nhất đến hỗ trợ phối hợp chuyển tuyến. Trong điều kiện không nhận được sự hỗ trợ của tuyến trên, có thể vận chuyển người bệnh bằng phương tiện cá nhân nhưng phải đảm bảo đặt được cáng cho người bệnh nằm hoặc giường chuyên dụng có thể nâng cao đầu (đối với khó thở) hoặc nâng cao chân (đối với trụy mạch) và chuẩn bị đầy đủ thiết bị, thuốc phục vụ người bệnh trên xe cá nhân.
- Nếu người bệnh có thể tự di chuyển nhưng cần phải có sự hỗ trợ của cán bộ y tế: có thể vận chuyển người bệnh bằng phương tiện cá nhân nhưng phải có cán bộ y tế đi kèm.
- Nếu người bệnh có thể tự di chuyển được một mình: vận chuyển người bệnh bằng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng.
- Các phương tiện khác vận chuyển người bệnh trong một khoảng cách ngắn (từ giường ra xe otô): xe lăn, xe đẩy, cáng, giường lăn…
2.1.2 Chuẩn bị thiết bị
Thông thường, tuyến y tế cơ sở cần chuẩn bị tối thiểu các thiết bị sau: găng sạch, bơm kim tiêm, catheter ngoại biên, dây truyền dịch, bông, băng, cồn, gạc, ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, túi/ bình oxy, bóng mask, cáng… Ngoài ra, tuỳ theo tình trạng người bệnh và khả năng trang thiết bị của y tế cơ sở, cần chuẩn bị thêm: máy khí dung, các máy truyền dịch, bơm tiêm điện, máy theo dõi mạch/huyết áp/oxy, dây bản to cố định người bệnh…
Cần có phương tiện liên lạc trên xe vận chuyển và duy trì liên lạc để hội chẩn từ xa khi cần thiết.
2.1.3 Chuẩn bị thuốc cấp cứu
Tùy theo tình trạng người bệnh, các thuốc cấp cứu cần chuẩn bị:
- Dịch truyền: để giữ ven hoặc để hồi phục thể tích tuần hoàn trong trường hợp tụt huyết áp, sốc, mất máu...
- Adrenalin: dự phòng ngừng huần hoàn, nâng huyết áp.
- Hạ sốt, chống co giật: trong trường hợp co giật, sốt cao.
- Giảm đau: trong trường hợp chấn thương, đau thắt ngực…
- Hạ áp: trong trường hợp tăng huyết áp.
- Cầm máu: trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa, chảy máu sau đẻ.
- Dãn phế quản: trong trường hợp hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Insulin: trong trường hợp tăng đường máu.
- Lợi tiểu: trong trường hợp suy thận cấp, phù phổi cấp…
2.1.4 Chuẩn bị người bệnh và các thủ tục hành chính liên quan
- Trước khi chuyển tuyến, tất cả người bệnh đều phải được khám bệnh toàn diện, đối với bệnh lý cấp tính phải được sơ cấp cứu ban đầu: nẹp cố định xương gẫy, khâu vết thương, cầm máu, hạ sốt, chống giật, truyền dịch, khai thông đường thở,…
- Giải thích cho người bệnh và/hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về việc cần thiết, mục đích của việc chuyển tuyến người bệnh và các rủi ro, nguy cơ có thể xảy ra trong khi vận chuyển.
- Đánh giá lại các chức năng sống của người bệnh, cho thở oxy, mắc máy monitoring theo dõi, đặt đường truyền tĩnh mạch và duy trì đường truyền tĩnh mạch trong suốt quá trình vận chuyển.
- Kiểm tra lại các thủ tục hành chính: hồ sơ bệnh án, phiếu chuyển viện, sổ bàn giao tình trạng người bệnh.
- Liên hệ trước với tuyến trên để họ sẵn sàng tiếp nhận người bệnh.
2.1.5 Người tham gia vận chuyển người bệnh
- Người bệnh chuyển tuyến cấp cứu: phải có bác sỹ, y sỹ tham gia vận chuyển. - Các
người bệnh khác có thể do nhân viên y tế, học sinh, sinh viên tham gia vận chuyển.
|