Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Một số khái niệm

(Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Không phải ai sử dụng chất gây nghiện đều có thể bị nghiện. Đa số những người bắt đầu sử dụng chất gây nghiện là để thử, hoặc dùng có chủ đích (để tỉnh táo, vui vẻ, bớt căng thẳng, phê/sướng, khoái cảm...). Nhiều người trong số họ sẽ tự dừng lại không tiếp tục sử dụng nữa và sẽ không chuyển sang hình thức dùng nhiều. Một phần trong số họ sẽ tiếp tục sử dụng chất gây nghiện ở mức độ quá mức, quá giới hạn
 
sẽ trở thành lạm dụng. Một số những người lạm dụng tiếp tục sử dụng và sử dụng ngày một nhiều hơn dẫn đến lệ thuộc vào chất gây nghiện sẽ trở thành người nghiện.
Quá trình từ dùng thử rồi trở thành nghiện là một khoảng thời gian dài, có thể tính bằng nhiều tháng hoặc nhiều năm.


Hình 1. Lạm dụng và nghiện chất

2.1.1    Lạm dụng rượu/bia/đồ uống có cồn khác
Theo Quyết định số 244/2014/QĐ-TTg về “Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020", “Lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác là việc sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác với mức độ, liều lượng, đối tượng không thích hợp dẫn đến sự biến đổi về chức năng của cơ thể hoặc xuất hiện dấu hiệu về lâm sàng ảnh hưởng có hại đến sức khỏe người sử dụng”.
Mức độ, liều lượng, đối tượng không thích hợp là:
-    Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ sử dụng rượu, bia
và đồ uống có cồn khác;
-    Uống hơn 14 đơn vị rượu/tuần, hơn 2 đơn vị rượu (cốc chuẩn)/ngày, hơn 1/2
đơn vị rượu/giờ;
-    Sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác trong trường hợp pháp luật nghiêm
cấm.
2.1.2    Nghiện ma túy
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa: “Nghiện ma túy là tình trạng nhiễm độc tính hay chu kỳ do sử dụng nhiều lần chất ma túy, với những đặc điểm cơ bản là: Không cưỡng lại được nhu cầu sử dụng ma túy và sẽ tìm mọi cách để có ma túy; Liều dùng tăng dần; Lệ thuộc chất ma tuý cả về thể chất và tâm thần”.
 
Nghiện ma túy được coi là bệnh mạn tính tái phát của não bộ vì nó làm thay đổi cấu trúc, chức năng và cơ chế hoạt động của não và do vậy người nghiện cần phải được điều trị lâu dài.
Các biện pháp xét nghiệm nước tiểu để tìm chất gây nghiện và các sản phẩm chuyển hóa của chất gây nghiện chỉ chứng tỏ là người đó có sử dụng chất gây nghiện, chưa đủ khẳng định họ đã nghiện.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ

  • Một số khái niệm
  • Chẩn đoán lạm dụng chất
  • Chẩn đoán lệ thuộc chất gây nghiện
  • Hướng tiếp cận mới trong dự phòng lạm dụng và nghiện chất
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Mất ngủ mệt mỏi kéo dài

    Trần Đức Sĩ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tài liệu tham khảo

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    VIÊM DA TIẾP XÚC (Contact Dermatitis)

    4416/QĐ-BYT .....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Sốt ở trẻ < 3 tháng
    Bất thường rốn phổi
    BBBQHQQ phiếu chuyển vv đề nghị hỗ trợ nhân sự tham gia nhập liệu kết quả khám sức khỏe đoàn

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space