2.1. Khai thác bệnh sử
Khai thác tiền sử sinh hoạt tình dục và các yếu tố nguy cơ là quan trọng khi cân
nhắc chẩn đoán giang mai. Những người có nguy cơ cao mắc giang mai bao gồm:
- Những người có quan hệ tình dục với người bị mắc bệnh
- Nam quan hệ tình dục đồng giới
- Người nhiễm HIV hoặc có các nhiễm trùng qua đường tình dục khác
- Người có nhiều bạn tình
- Phụ nữ mại dâm
- Người sử dụng ma túy
- Phụ nữ có thai bị giang mai có nguy cơ lây truyền qua nhau thai cho phôi thai Một điều rất quan trọng là hãy tìm hiểu xem người bệnh có tiền sử bị bệnh
giang mai hay không và những điều trị trong quá khứ. Điều này có thể cho phép
xác định giai đoạn của nhiễm trùng
2.2. Khám lâm sàng
Khám lâm sàng phát hiện các triệu chứng của bệnh giang mai ở người lớn khác nhau qua từng giai đoạn:
2.2.1. Giai đoạn nguyên phát
- Có một vết loét hoặc nhiều vết loét. Vết loét là nơi bệnh giang mai đi vào cơ thể.
- Vết loét thường cứng, tròn và không đau nên người bệnh có thể không chú ý.
- Vết loét kéo dài từ 3 đến 6 tuần và tự lành bất kể có được điều trị hay không. Tuy nhiên, ngay cả khi vết loét đã khỏi, vẫn cần phải tiếp tục điều trị để giúp ngăn chặn bệnh chuyển tiếp sang giai đoạn thứ phát.
2.2.2. Giai đoạn thứ phát
- Phát ban da và/hoặc tổn thương vùng màng nhầy niêm mạc.
- Các tổn thương vùng màng nhầy niêm mạc chính là các vết loét vùng miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
- Giai đoạn này thường khởi đầu bằng các phát ban tại một hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Ban có thể nổi lên khi vết loét nguyên phát đang lành dần hoặc vài tuần sau khi vết loét đã lành. Ban nổi lên trông giống như những đốm gồ ghề, đỏ hay nâu đỏ trên lòng bàn tay và/hoặc dưới bàn chân.
- Ban thường không ngứa và đôi khi khá mờ
- Các triệu chứng khác: sốt, sưng tuyến hạch, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, sụt cân, đau cơ, và mệt mỏi
- Những triệu chứng từ giai đoạn này sẽ biến mất dù bạn có chữa trị hay không. Tuy nhiên, nếu không chữa trị đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn giang mai âm ỉ và có thể là tam phát.
Ban thứ phát do giang mai trên phần thân.
2.2.3. Giai đoạn âm ỉ
Đây là khoảng thời gian bệnh không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng hữu hình nào.
Nếu không được chữa trị, người bệnh có thể tiếp tục mang bệnh giang mai trong cơ thể nhiều năm mà không có dấu hiệu hay triệu chứng nào.
2.2.4. Giai đoạn Tam phát
Phần lớn người bị giang mai không chữa trị đều không bị giang mai giai đoạn tam phát. Tuy nhiên, khi đã bị giai đoạn tam phát, nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể có thể sẽ bị tác động. Có thể kể đến như tim, tế bào máu, não và hệ thần kinh. Giang mai tam phát rất nghiêm trọng, sẽ xuất hiện trong vòng từ 10 đến 30 năm sau khi bị lây nhiễm. Ở giai đoạn tam phát, bệnh sẽ gây tổn thương các cơ quan và có thể dẫn đến tử vong.
2.3. Xét nghiệm
2.3.1. Soi kính hiển vi nền đen bệnh phẩm ở chỗ tổn thương thấy xoắn khuẩn giang mai dưới dạng lò xo, di động hoặc nhuộm thấm bạc FontanaTribondeau
2.3.2. Các phản ứng huyết thanh
- Các phản ứng huyết thanh Phản ứng không đặc hiệu: kháng thể là một kháng thể kháng lipít không đặc hiệu có tên là reagin: RPR (Rapid Plasma Reagin), VDRL (Venereal Disease Research Laboratory). Các phản ứng này có ưu điểm là:
+ Phản ứng dương tính sớm
+ Kỹ thuật đơn giản nên có thể sử dụng để sàng lọc, khám sức khỏe hàng loạt
+ Có giá trị chẩn đoán
- Các phản ứng đặc hiệu: kháng nguyên là xoắn khuẩn gây bệnh giang mai, kháng thể đặc hiệu:
+ TPI (Treponema Pallidum Immobilisation's Test): phản ứng bất động xoắn khuẩn;
+ FTA (Fluorescent Treponema Antibody's Test): phản ứng miễn dịch huỳnh quang có triệt hút;
+ FTA-ABS (Fluorescent Treponema Antibody Absortion's Test),
+ TPHA (Treponema Pallidum Hemagglutination's Assay).
- Trong những trường hợp khẩn cấp
+ PCR giang mai ( bệnh phẩm lấy trực tiếp từ các vết loét)
+ Point of care testing: hoặc kháng thể đặc hiệu hoặc phối hợp kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu với giang mai
2.3.3. Các xét nghiệm khác cần cân nhắc
- Chọc dịch não tủy, phân tích dịch não tủy
- Chụp Xquang phổi
- Siêu âm tim
- CT/MRI não
- HIV
- Siêu âm thai
- Công thức máu
- Siêu âm sọ não
- Chụp Xquang các xương dài
- Xét nghiệm chức năng gan
- Evoked auditory potentials
- Audiometry
|