Người tàn tật đến các trung tâm có cán bộ chuyên khoa và thiết bị phục hồi chức năng đầy đủ.
- Ưu điểm: Kỹ thuật phục hồi chức năng tốt, cán bộ đựơc đào tạo chuyên khoa sâu.
- Nhược điểm:
• Người tàn tật phải đi xa, giá thành cao.
• Số lượng người tàn tật được phục hồi chức năng ít, không đạt mục tiêu hoà nhập xã hội.
Vì vậy các trung tâm phục hồi chức năng là nơi đào tạo, nghiên cứu khoa học, là nơi có trang bị kĩ thuật cao để chẩn đoán và phục hồi chức năng cho những trường hợp tàn tật nặng.
4.2 Phục hồi chức năng ngoài trung tâm
Là hình thức PHCN mà cán bộ chuyên khoa cùng phương tiện đến địa phương người tàn tật sinh sống để phục hồi.
- Ưu điểm:
• Người tàn tật được phục hồi chức năng tại nơi họ sinh sống( không phải đi xa).
• Số lượng người tàn tật được phục hồi có tăng lên.
• Giá thành chấp nhận được.
- Nhược điểm: Không đủ cán bộ chuyên khoa để đáp ứng nhu cầu cho người tàn tật.
4.3 Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCN DVCĐ)
Là chiến lược phát triển cộng đồng về lĩnh vực phục hồi chức năng, bình đẳng phúc lợi và hội nhập xã hội của mọi người tàn tật. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được triển khai với sự hợp tác của người tàn tật, gia đình họ và cộng đồng. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng thể hiện quyền của người tàn tật được bảo đảm.
Biến công tác phục hồi chức năng thành một công tác của cộng đồng (xã hội hóa công tác phục hồi chức năng)
Sự phân bố cán bộ phục hồi chức năng và người tàn tật ở cộng đồng
- Ưu điểm:
• Tỷ lệ người tàn tật đựơc phục hồi chức năng cao nhất.
• Chi phí chấp nhận được.
• Chất lượng phục hồi chức năng cao vì đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người tàn tật (hội nhập xã hội, vui chơi, học hành, lao động sản xuất…)
• Xã hội hoá cao: người tàn tật, cộng đồng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cần phải tham gia.
• Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là một yếu tố trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có thể lồng ghép vào công tác CSSKBĐ tại cộng đồng, giải quyết được vấn đề nhân lực, ngân quỹ và quản lí.
Những hoạt động PHCN có thể thực hiện ở cộng đồng:
Nội dung hoạt động
|
Người và nơi thực hiện
|
Phát hiện và đề phòng tàn tật
|
Tại nhà, y tế thôn, xã
|
Huấn luyện cho người tàn tật về giao tiếp, nghe nói
|
Tại nhà, người nhà
|
Huấn luyện sinh hoạt hàng ngày
|
Tại nhà, người nhà
|
Huấn luyện lao động, sản xuất
|
Tại nhà, trường làng
|
Học tập, hội nhập xã hội
|
Tại nhà, trường làng Đoàn thể, y tế, cộng đồng
|
Tìm việc làm, tăng thu nhập
|
UBND – Đoàn thể
|
|