Để có thể phát hiện được thai nghén có nguy cơ cao cần phải thăm khám thai phụ một cách toàn diện và kỹ lưỡng theo các bước sau:
3.1. Khai thác tiền sử và bệnh sử
3.1.1. Khai thác kỹ về tiền sử
- Tiền sử bệnh tật
- Tiền sử gia đình: quan tâm tới các bệnh di truyền, truyền nhiễm.
- Tiền sử bản thân: bệnh có ảnh hưởng tới toàn thân, bệnh ảnh hưởng tới khung chậu (bại liệt, vỡ khung chậu do tai nạn…)
- Tiền sử sản khoa
- Số lần mang thai và những sự cố đã xảy ra (sảy thai, chết lưu, chửa trứng, chửa ngoài tử cung...)
- Số lần đẻ và các sự cố đã xảy ra: đẻ khó (do các nguyên nhân cơ giới, do rối loạn động lực), tiền sản giật, sản giật, rau tiền đạo, rau bong non, chảy máu sau đẻ...
- Tiền sử kinh nguyệt
Chức năng hoạt động nội tiết của buồng trứng để loại trừ các rối loạn nội tiết với một số thai nghén bất thường.
3.1.2. Khai thác bệnh sử (quá trình mang thai lần này)
Những dấu hiệu liên quan đến thai nghén lần này (cả dấu hiệu bình thường và bất thường…), tình hình sức khỏe của mẹ trước và trong lúc mang thai.
- Ngày kinh cuối cùng
- Các dấu hiệu bình thường hay bất thường ở 3 tháng đầu
- Các dấu hiệu bình thường hay bất thường ở 3 tháng giữa
- Các dấu hiệu bình thường hay bất thường ở 3 tháng cuối
- Điều kiện ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt và làm việc
- Bệnh tật mắc phải (bệnh gì, thời gian mắc bệnh, có điều trị gì không...)
- Khám quản lí thai: nơi khám, số lần, thời điểm, kết quả khám...
- Tiêm phòng: đúng và đủ không?
3.2. Khám thực thể
3.2.1. Khám tổng thể
- Toàn trạng:
- Chiều cao, cân nặng, dấu hiệu phù...
- Mạch, nhiệt độ, huyết áp, da, niêm mạc...
- Tuần hoàn: phát hiện bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh tim mắc phải
- Hô hấp: nhịp thở, các dấu hiệu bất thường của phổi
- Khám mắt và soi đáy mắt: cho những trường hợp có tăng huyết áp hoặc đái tháo đường để xác định các tổn thương ở võng mạc hoặc xơ cứng mạch máu.
3.2.2. Khám sản
- Khám khung chậu: hình dáng và các đường kính liên quan đến cơ chế đẻ.
- Khám ngoài: hình dáng tử cung, tư thế, kích thước (cao trên vệ, vòng bụng), tình trạng tim thai, ngôi thai, sự phát triển của thai (ước tính trọng lượng thai), sẹo mổ cũ liên quan tới sản khoa (nếu có)...
- Thăm âm đạo: tìm các dấu hiệu bất thường đường sinh dục
- Dị dạng âm đạo, các tổn thương rách cũ, tổn thương viêm, có khối u hay lỗ rò...
- Cổ tử cung: có sa sinh dục, tổn thương rách cũ, sẹo xơ, tổn thương do ung thư, khoét chóp, đốt điện, cắt cụt cổ tử cung...
- Tử cung: tử cung dị dạng, u xơ tử cung, sẹo mổ cũ ở tử cung...
- Phần phụ: các khối u buồng trứng...
3.3. Xét nghiệm thăm dò tuyến cơ sở nếu có
* Các xét nghiệm cơ bản: cần làm cho tất cả các thai phụ. Bao gồm:
- Xét nghiệm máu: công thức máu (công thức bạch cầu, huyết sắc tố, tiểu cầu...), nhóm máu, máu đông, máu chảy, sinh hóa máu (Creatinin, Glucose, Protein, Albumin, AST, ALT...), vi sinh: HIV, HBsAg, test VDRL.
- Nước tiểu: Protein, đường, hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu...
* Một số xét nghiệm thăm dò đánh giá tình trạng thai nghén
- Siêu âm.
- Theo dõi nhịp tim thai:
+ Bằng ống nghe gỗ (nghe giữa 2 cơn co hoặc khi hết cơn co 15 giây).
- Soi ối: đánh giá tình trạng thực tế về màu sắc, số lượng nước ối…
|