* Lúc mang thai: khám quản lí thai phát hiện được thai nghén có nguy cơ, cần phải giải thích ngay cho thai phụ biết là họ đang mang thai nghén có nguy cơ và tư vấn cho họ địa điểm sẽ tới khám thai lần sau, ở cơ sở có các phương tiện thăm dò sản khoa có thể xác định chắc chắn các nguy cơ đang có, có hướng theo dõi và chăm sóc hợp lý.
* Khi chuyển dạ: khám và theo dõi chuyển dạ phát hiện được thai nghén có nguy cơ cần giải thích cho thai phụ và gia đình họ biết việc phải chuyển lên đẻ tại tuyến trên, nơi có đủ điều kiện và các phương tiện cấp cứu cần thiết khi xảy ra các biến cố, mà thai nghén nguy cơ có thể gặp phải.
5. DỰ PHÒNG
- Tuyên truyền giáo dục bảo vệ sức khoẻ sinh sản cho cộng đồng và tăng cường nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ sinh sản đặc biệt quan tâm hơn với lứa tuổi vị thành niên.
- Tuyên truyền lợi ích của các phương pháp kế hoạch hoá gia đình cho cộng đồng, thực hiện các phương pháp truyền thông và tư vấn có hiệu quả các biện pháp tránh thai và phát hiện thai sớm
- Tuyên truyền giáo dục ý nghĩa lợi ích của khám phụ khoa định kỳ và điều trị tốt các viêm nhiễm phụ khoa trước lúc định mang thai hoặc cả khi đã mang thai.
- Tuyên truyền giáo dục vệ sinh và dinh dưỡng lúc mang thai.
- Tuyên truyền giáo dục ý nghĩa và lợi ích của việc khám quản lí thai nghén định kỳ.
- Tổ chức tốt các phòng khám quản lí thai tại các tuyến từ cơ sở đến trung ương để theo dõi và phát hiện kịp thời các thai nghén bất thường, các thai nghén có nguy cơ...
- Trang bị: cân, thước dây, máy đo huyết áp, biểu đồ phát triển tử cung, bảng biểu, ống nghe tim thai, phương tiện định tính Protein niệu...
- Khám quản lí thai định kỳ: cần tuân thủ đầy đủ các bước, các nội dung thăm khám, đánh giá và ghi chép chi tiết tình trạng thai nghén ngay từ buổi khám đầu tiên vào biểu đồ theo dõi thai nghén hoặc bảng biểu có sẵn để phát hiện và phân loại đúng các thai nghén bất thường rồi chuyển lên tuyến trên xác định chắn chắn và theo dõi tiếp.
|