Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Nguyên nhân của thai nghén nguy cơ cao

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

2.1.1.    Điều kiện sinh hoạt
Những người có mức sống kinh tế thấp, dinh dưỡng kém, lao động quá mệt nhọc, môi trường sinh hoạt bị nhiễm độc, nghiện rượu, nghiện thuốc lá...
2.1.2.    Quá trình sinh đẻ không bình thường
Người mẹ quá trẻ hay nhiều tuổi quá, đẻ dày, đẻ nhiều lần, mổ đẻ cũ, sảy thai nhiều lần, khung chậu hẹp, dị dạng sinh dục…
2.1.3.    Các bệnh lý của mẹ
* Các bệnh nội khoa: tim, gan, phổi, thận, tăng huyết áp, thiếu máu, các bệnh nội
 
tiết...
 

*    Các bệnh di truyền rối loạn nhiễm sắc thể
*    Các bệnh nhiễm khuẩn: Trong thời kỳ thai nghén sức đề kháng của cơ thể mẹ
 
ít hiều bị giảm sút, vì vậy khi nhiễm khuẩn bệnh thường nặng lên và gây nhiều nguy cơ cho thai. Đặc biệt thời kỳ sắp xếp tổ chức một số do virus như cúm, sốt xuất huyết, bệnh do ký sinh trùng (như Toxoplasma) có thể gây ra dị dạng cho thai nhi.
* Các bệnh lý khác:
 
-    Ung thư: thường tiến triển nhanh trong giai đoạn mang thai nên thường phải hy sinh thai để điều trị ung thư cho mẹ.
-    Bệnh nghề nghiệp: mẹ bị nhiễm độc chì, thuỷ ngân, các chất hoá học khác như thuốc trừ sâu, các thuốc đồng vị phóng xạ thường gây dị dạng thai, gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non...
* Các bệnh phụ khoa:
-    Thiểu năng nội tiết: làm cho trứng không làm tổ được và gây sảy thai.
-    Viêm nhiễm đường sinh dục; gây viêm màng ối, ối vỡ non, nhiễm khuẩn ối và nhiễm khuẩn thai.
* Tình trạng bệnh lý của mẹ trong thai kỳ hiện tại: tiền sản giật – sản giật, đái tháo đường thai kỳ, thiếu máu nặng, bất thường nhóm máu mẹ - con…
2.2.    Nguyên nhân do thai
2.2.1.    Về tuổi thai
-    Thai già tháng:
+ Bánh rau bị thoái hoá làm giảm sự cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai, làm thai bị suy dần và không phát triển được dẫn tới giảm các chức năng của các cơ quan dễ gây chết thai trong tử cung.
+ Tăng nguy cơ thai to.
-    Thai non tháng: suy hô hấp, hạ glucose máu, hạ canxi máu, hạ thân nhiệt, viêm ruột hoại tử….
2.2.2.    Về số lượng thai
-    Đẻ non:
+ Song thai: thường chuyển dạ trước tuần 35
+ Tam thai: thường chuyển dạ trước tuần 32
-    Đẻ khó do các thai mắc nhau, do cơn co tử cung yếu, băng huyết sau sinh, tăng nguy cơ mổ lấy thai….
2.2.3.    Về ngôi thai
-    Ngôi ngược: mắc đầu hậu, gãy xương đòn, tổn thương đám rối thần kinh cánh tay…
-    Ngôi ngang: không có cơ chế đẻ.
2.2.4.    Về trọng lượng thai
-    Thai to: tăng nguy cơ đẻ khó cơ học, gãy xương đòn, kẹt vai, tăng nguy cơ mổ lấy thai, mẹ băng huyết sau sinh.
2.2.5.    Các bất thường khác
-    Thai dị dạng:
•    Não úng thuỷ, vô sọ, bệnh rau thai phù nề gây thai dị dạng bụng cóc (thường thai bị chết).
•    Hở hàm ếch, thừa ngón chân, ngón tay...
-    Thai bị bệnh và bị nhiễm khuẩn
Do bị mắc các bệnh di truyền, bệnh bẩm sinh, bị nhiễm khuẩn trong buồng tử cung có thể gây chết đột ngột, chết lưu, sảy thai hoặc đẻ non.
-    Bất đồng nhóm máu mẹ - con
 
Thường là bất đồng yếu tố Rh, ngoài ra còn hay gặp bất đồng nhóm máu ABO gây chậm phát triển trong tử cung, vàng da tán huyết dẫn đến vàng da nhân.
2. 3. Nguyên nhân do phần phụ của thai
2.3.1.    Do bánh rau
-    Rau tiền đạo: gặp ở những thai phụ suy dinh dưỡng, nạo thai và đẻ nhiều lần 
gây đẻ non, biến cố chảy máu cho mẹ thường phải mổ cấp cứu để cứu mẹ.
-    Rau bong non: gây biến cố nghiêm trọng cho thai và mất máu nặng cho mẹ (đe doạ cả tính mạng mẹ và thai).
-    Rau xơ hoá: gai rau bị thoái hoá thường gặp trong nhiễm độc thai nghén hoặc thiểu năng nội tiết  làm giảm sự trao đổi dinh dưỡng và oxy giữa mẹ và thai gây ra chết thai, đẻ non hoặc thai kém phát triển.
2.3.2.    Do màng ối
Viêm đường sinh dục (âm đạo, cổ tử cung) sẽ làm nhiễm khuẩn màng ối gây rỉ ối hoặc vỡ ối non làm nhiễm khuẩn thai nhi trong buồng tử cung có thể gây tử vong cho thai nhi do nhiễm khuẩn.
2.3.3.    Do dây rốn
Các khối u ở dây rau, dây rau thắt nút, dây rau bị chèn ép, dây rau bị ngắn do quấn cổ hoặc sa dây rau  làm ngăn cản tuần hoàn rau thai, dễ làm thai chết.
2.3.4.    Do nước ối
-    Đa ối cấp hoặc đa ối (thường kèm thai dị dạng): gây đẻ non, ngôi thế bất thường...
-    Thiểu ối thai kém phát triển, thai chết lưu, chết trong chuyển dạ...
-    Nước ối lẫn phân su: một trong những biểu hiện của thai suy, trẻ đẻ ra tăng nguy cơ mắc hội chứng hít, viêm phổi...
 

  • Mục tiêu
  • Đại cương
  • Nguyên nhân của thai nghén nguy cơ cao
  • Phát hiện thai nghén nguy cơ cao
  • Xử trí tại tuyến y tế cơ sở
  • Tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm cột sống dính khớp

    361/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đánh giá người lớn bị đau nhiều khớp

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tham khảo

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Bệnh động mạch chi trên do xơ vữa
    Bài giảng tham khảo
    Tài liệu tham khảo
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space