Nếu có mạch trung tâm (ở trẻ nhũ nhi, do cổ ngắn và to, khó xác định động mạch cảnh nên xác định có mạch hay không phải dựa vào động mạch cánh tay và động mạch đùi; trẻ lớn: mạch cảnh, mạch bẹn) thì tiếp tục thổi ngạt.
Nếu có mạch đầy đủ tần số và dấu hiệu tưới máu tốt mà trẻ vẫn ngừng thở thì phải tiếp tục thổi ngạt cho đến khi trẻ thở lại. Các dấu hiệu giảm tưới máu gồm: xanh tái, thời gian phục mồi mao mạch kéo dài, giảm đáp ứng với kích thích, giảm trương lực cơ.
Tuần hoàn không đầy đủ được xác định khi không có mạch trung tâm trong vòng 10 giây, hoặc có mạch nhưng mạch chậm và không có các dấu hiệu tuần hoàn khác (như không thở, không ho khi đang đựơc thổi ngạt, không cử động).
3.3.4.1. Chỉ định xoa bóp tim ngoài lồng ngực
- Không có mạch trung tâm trong 10 giây
- Mạch chậm (sơ sinh):
3.3.4.2. Phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực
- Để đạt được hiệu quả cao, tốt nhất là đặt trẻ nằm trên mặt phẳng cứng.
- Ép sâu xuống khoảng 1/3 bề dày thành ngực của trẻ.
- Kỹ thuật và vị trí xoa bóp tim:
Trẻ nhũ nhi (0-12 tháng): So với người lớn và trẻ lớn, tim của trẻ nhũ nhi thường thấp hơn so với hình chiếu bên ngoài, nên vị trí ép tim là trên xương ức, khoảng 1 khoát ngón tay dưới đường nối 2 núm vú. Có thể xoa bóp bằng 1 ngón tay-bàn tay còn lại giữ thông đường thở hoặc dùng cả 2 bàn tay ôm vòng hết một phần ngực trẻ và dùng 2 ngón cái ép tim.
Trẻ nhỏ (1-8 tuổi): Dùng gót bàn tay của 1 tay ép lên xương ức ở phía trên mũi kiếm xương ức 1 khoát ngón tay.
Trẻ lớn (>8 tuổi): Dùng cả 2 tay ép lên xương ức trên mũi kiếm xương ức khoảng 2
khoát ngón tay.
Ngay sau khi đã chọn được kỹ thuật và vị trí ép tim thích hợp, phải tiến hành ngay 5 lần ép tim.
Tần số ép tim cho trẻ em tối thiểu phải là 100 lần/phút. Tỉ lệ ấm tim/thổi ngạt: 3/1 (sơ sinh), 5/1 (trẻ nhỏ < 8 tuổi), 15/2 (trẻ > 8 tuổi).
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ năm 2005, nhằm hạn chế tối đa sự gián đoạn của ấn tim thì tỉ lệ này lần lượt là 3/1, 30/2 (15/2 nếu có 2 cấp cứu viên), 30/2. Nếu có 2 người cấp cứu thì người ấn tim đếm lớn cho người thổi ngạt nghe để phối hợp nhịp nhàng.
Phải liên hệ với các trung tâm-dịch vụ cấp cứu sau 1-2 phút hồi sức. Phải cấp cứu cơ bản liên tục cho đến khi trẻ cử động và tự thở được.
Thời gian để đặt lại tư thế trẻ và đánh giá sự thông thoáng đường thở sẽ làm giảm chu kỳ hồi sức trong 1 phút. Đây là một vấn đề khó khắc phục nếu chỉ có 1 người cấp cứu.
Thổi ngạt và ấn tim 2 phút (1 phút), sau đó đánh giá lại. Nếu người bệnh tự thở trở lại (lồng ngực di động) thì ngừng thổi ngạt. Nếu mạch trung tâm rõ, đều (tim đập lại) đủ tần số mà bệnh nhi chưa tự thở thì ngừng ấn tim, tiếp tục thổi ngạt. Nếu người bệnh vẫn còn ngừng tim ngừng thở thì tiếp tục ấn tim thổi ngạt. Diễn tiến tốt khi người bệnh hồng hào, tự thở, tim đập lại, mạch rõ, tỉnh táo.
Bảng 1. Các kỹ thuật cấp cứu cơ bản ở trẻ em
|
Nhũ nhi (≤ 12 tháng)
|
Trẻ nhỏ (1-8 tuổi)
|
Trẻ lớn (> 8 tuổi)
|
Đường thở
|
|
|
|
Tư thế đầu ngửa
|
Trung gian
|
Ngửa
|
Ngửa
|
Thở
|
|
|
|
Nhịp thổi chậm
|
2
|
2
|
2
|
Tuần hoàn
|
|
|
|
Bắt mạch
|
cánh tay, đùi
|
cảnh, đùi
|
cảnh, đùi
|
Vị trí ép
|
1 khoát ngón tay dưới đường nối 2 núm vú
|
1 khoát ngón tay
trên mũi kiếm xương ức
|
2 khoát ngón tay trên
mũi kiếm xương ức
|
Kỹ thuật
|
1-2 ngón tay/ngón cái: 5:1
|
1 tay
5:1
|
2 tay
15:2
|
|