Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Sự thay đổi của mô hình bệnh tật và nhu cầu chăm sóc sức khỏe

(Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

2.3.2.    Sự thay đổi của mô hình bệnh tật và nhu cầu chăm sóc sức khỏeGánh nặng của các bệnh không lây nhiễm cùng với sự xuất hiện và diễn biến khó lường của một số dịch bệnh mới nổi làm cho nhu cầu CSSK của người dân ngày càng tăng. Nhóm bệnh không lây nhiễm đã chiếm tới 71% tổng gánh nặng bệnh tật (12,3 triệu DALYs vào năm 2008).
Số liệu từ niên giám thống kê của Bộ Y tế cho thấy sự thay đổi rõ rệt về mô hình bệnh tật trong số người bệnh đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế. Theo đó, tỷ trọng các bệnh không lây nhiễm tăng liên tục từ 39,0% năm 1986 lên 71,6% năm 2010. Theo thống kê của WHO, ở Việt Nam trong năm 2016, 77% các trường hợp tử vong mỗi năm của Việt Nam do các bệnh không lây nhiễm. Như vậy trên thế giới cũng như Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm đe doạ sự tiến bộ hướng tới Mục tiêu phát triển bền vững bao gồm giảm tỷ lệ tử vong sớm do bệnh không lây nhiễm khoảng 1/3 vào năm 2030.


Nguồn: Niên giám thống kê y tế 2016. NXB Y học năm 2018
 
Bảng 1. Phân bố nguyên nhân tử vong tại cộng đồng, điều tra tại 16 tỉnh, Việt Nam

Nam

Nữ

TT

Nguyên nhân

Tỷ lệ

(%)

TT

Nguyên nhân

Tỷ lệ

(%)

1

Tai biến mạch máu não

16,6

1

Tai biến mạch máu não

18,0

2

Tai nạn giao thông

7,6

2

Viêm phổi

4,0

3

Ung thư gan

6,4

3

Tăng huyết áp có suy tim

3,5

4

Ung thư phổi

4,7

4

Bệnh tim thiếu máu cục bộ

3,5

5

Viêm phổi

3,7

5

Các bệnh tim khác

3,0

6

Bệnh tim thiếu máu cục bộ

3,7

6

Ung thư gan

3,0

7

 

HIV

 

3,6

7

Bệnh đường hô hấp dưới mạn tính

 

2,9

8

Bệnh gan

3,4

8

Đái tháo đường

2,8

9

Bệnh hô hấp dưới mạn tính

3,4

9

Tai nạn giao thông

2,4

10

Bệnh lao

3,3

10

Ung thư phổi

2,2

 

Vấn đề SK/triệu chứng

11,5

 

Vấn đề SK/triệu chứng

24,9

 

Các nguyên nhân khác

31,9

 

Các nguyên nhân khác

29,9

 

Nguồn: Nguyen Phuong Hoa, et al (2012). Mortality measures from sample-based surveillance: Evidence of the epidemiological transition in Vietnam. Bull WHO, 90, 764–772
Sự già hóa dân số, gia tăng các bệnh không lây nhiễm làm cho nhu cầu CSSK tăng. Hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế đã thay đổi, người dân không chỉ có nhu cầu khám, điều trị bệnh mà còn có nhu cầu được tư vấn, dự phòng và nâng cao sức khoẻ, được quản lí điều trị các bệnh mạn tính tại cộng đồng. Bên cạnh đó, tình trạng quá tải tại các cơ sở tuyến trên đòi hỏi phải có những giải pháp thích hợp để tăng cường khả năng phân loại, xử trí và điều trị cũng như dự phòng bệnh ngay tại tuyến y tế cơ sở.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ

  • Chủ trương của Đảng và Chính phủ đối với công tác chăm sóc sức khỏe
  • Sự thay đổi của mô hình bệnh tật và nhu cầu chăm sóc sức khỏe
  • Thực trạng của hệ thống y tế và sự cần thiết đổi mới
  • Quá trình phát triển chuyên ngành Y học gia đình tại Việt Nam
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH ĐẺ NON/NHẸ CÂN TẠI XÃ CHĂM SÓC TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CĂNG GU RU (PPCGR)

    2919/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    FENOTEROL

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Kết luận

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    CEFALOTIN
    Chuyển qua vòng biên tập bản thảo
    BBBQGPB quyết định vv chấp thuận thực hiện thu thập số liệu đề tài tình trạng miễn dịch đối với vi rút viêm gan B của sinh viên ngành điều dưỡng năm cuối tđhykpnt tại pkđk tđhykpnt

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space