Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chuyển tuyến an toàn cho trẻ sơ sinh

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )


1.6.1.    Nhận định các dấu hiệu cần chuyển tuyến ở trẻ sơ sinh
-    Mục tiêu của chuyển tuyến là cho phép bệnh nhi được điều trị hiệu quả hơn tuy nhiên việc vận chuyển có thể làm tăng nguy cơ rủi ro cho người bệnh do đó cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi tiến hành vận chuyển bệnh nhi.
-    Các nhóm bệnh lý cần chuyển tuyến: đẻ non, bệnh màng trong, các bất thường bẩm sinh: tim mạch, hô hấp, ngoại khoa, thiếu oxy não cục bộ, hội chứng hít phân su
-    Xử trí ban đầu cho bệnh nhi trước khi vận chuyển có ý nghĩa vô cùng quan trọng để giảm bớt tỷ lệ tử vong.
 
-    Ưu tiên trước khi xử trí ban đầu cũng như khi vận chuyển là phải nhanh chóng và tôn trọng nguyên tắc theo thứ tự A, B, C, D, E
+ A: Đường thở: Đánh giá, mở thông đường thở và cố định cột sống cổ trong trường hợp chấn thương.
+ B – Hô hấp: Đánh giá và đảm bảo hô hấp, kiểm soát thông khí.
+ C – Tuần hoàn: Đánh giá và hỗ trợ tuần hoàn, kiểm soát chảy máu.
+ D – Thần kinh: Đánh giá mức độ ý thức và các tổn thương khác.
+ E – Khám toàn thân: Phát hiện các tổn thương toàn thể.
1.6.2.    Chuyển trẻ an toàn
1.6.2.1.    Liên hệ với tuyến chuyển đến
–    Liên lạc bằng điện thoại trước khi chuyển.
–    Các thông tin cần trao đổi: tình trạng bệnh tật, các thuốc điều trị, tham khảo ý kiến chuyên môn, phương tiện chuyển và ước tính thời gian đến.
1.6.2.2.    Chuẩn bị cán bộ, phương tiện và trang thiết bị cho chuyển tuyến
-    Cán bộ: cán bộ chuyên môn đi kèm biết chăm sóc sơ sinh cơ bản, cấp cứu ngừng tim, ngừng thở.
-    Phương tiện vận chuyển: Tùy điều kiện tại TYT, sử dụng các phương tiện vận chuyển thích hợp sẵn có với nguyên tắc là đảm bảo an toàn cho trẻ trong suốt quá trình chuyển tuyến. Nếu có xe cứu thương thì xe phải có đèn đủ sáng để có thể theo dõi, chăm sóc trên đường chuyển, xe phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ.
-    Dụng cụ và thuốc cần mang theo: bảo đảm có đủ, vô khuẩn và sử dụng được.
Các loại dụng cụ cần thiết và các loại thuốc thiết yếu
-    Bóng, mặt nạ dùng cho trẻ sơ sinh.
-    Bình/túi oxygen đủ dùng trong quá trình chuyển.
-    Ống thông, bộ dây nối thở oxygen, ống thông dạ dầy, hút dịch; bơm tiêm.
-    Ống nghe; nhiệt kế, máy hút đờm.
-    Dụng cụ/thiết bị ủ ấm.
-    Dụng cụ đo độ bão hòa oxygen qua da, nếu có điều kiện.
-    Dịch truyền: glucose 10 %; natri clorid 0,9%; natri bicarbonat 4,2 %.
-    Phenobacbital, Adrenalin 1‰, Kháng sinh (gentamicin, penicilin).
1.6.2.3.    Chuẩn bị chuyển tuyến
-    Bảo đảm đã giải thích kỹ cho gia đình lý do phải chuyển tuyến và được gia đình đồng ý. Nên chuyển mẹ đi cùng trẻ.
-    Tình trạng người bệnh tương đối ổn định, có thể duy trì được các chức năng sống trên đường chuyển.
 
-    Trường hợp nghi ngờ hoặc đã xác định nhiễm khuẩn nặng: tiêm bắp (mông) cho trẻ 1 liều kháng sinh: gentamicin 2,5 mg/kg và penicilin 50.000 đv/kg (chú ý phải pha loãng gentamicin trước khi dùng với nồng độ 10 mg/ml).
-    Nếu trẻ mất nước nặng: bồi phụ nước và điện giải.
-    Giấy chuyển tuyến.
1.6.2.4.    Chăm sóc và theo dõi trên đường chuyển tuyến
-    Cần đặc biệt chú ý:
+ Giữ ấm cho trẻ: tốt nhất là đặt trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ hoặc người đi cùng trong suốt quá trình chuyển.
    Có nhân viên y tế đi kèm và có các trang thiết bị, thuốc thiết yếu cho cấp cứu trên đường chuyển.
-    Nếu có điều kiện, liên hệ với tuyến trên yêu cầu hỗ trợ đón người bệnh hoặc hướng dẫn và hỗ trợ xử trí tùy thuộc vào tình trạng người bệnh.
-    Trước khi chuyển:
+ Giấy chuyển tuyến bao gồm các thông tin về tình trạng bệnh của trẻ, các chăm sóc/xử trí đã làm; các vấn đề liên quan đến cuộc đẻ và tình trạng bà mẹ.
    Trường hợp nghi ngờ hoặc đã xác định nhiễm khuẩn nặng: tiêm bắp (mông) cho trẻ 1 liều kháng sinh: gentamicin 2,5 mg/kg và penicilin 50.000 đv/kg (chú ý phải pha loãng gentamicin trước khi dùng với nồng độ 10 mg/ml).
+ Bảo đảm giữ ấm cho trẻ trước và trong khi chuyển, khuyến khích để trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ/người nhà.
+ Bảo đảm cho ăn và dịch truyền
-    Theo dõi: diễn biến bệnh và các dấu hiệu sinh tồn.
Xử trí các tình huống: nếu trẻ có các vấn đề nghiêm trọng (ngừng thở/tim hoặc co giật) thì cần dừng xe để xử trí. Không nên đi nhanh đến tuyến chuyển tuyến mà không xử trí.
1.6.2.5.    Ở cơ sở tiếp nhận tuyến trên
Bàn giao người bệnh, các hồ sơ liên quan, các diễn biến và xử trí trên đường chuyển tuyến.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Chăm sóc trẻ sinh non
  • Chăm sóc trẻ hạ thân nhiệt
  • Chuyển tuyến an toàn cho trẻ sơ sinh
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Chẩn đoán và điều trị một số bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp

    5456/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tổng quan

    CME.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị cụ thể

    2058/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    PHÁC ĐỒ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ CHỮA BỆNH HỘI CHỨNG ÁC TÍNH - TÂM LÝ Y HỌC
    Yếu tố giảm nhẹ
    Tiếp cận chẩn đoán
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space