Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đặc điểm sinh lý, bệnh lý của người cao tuổi

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, những người từ 60 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ được gọi là người cao tuổi. Tại những nước phát triển, nơi có tuổi thọ cao, người cao tuổi được định nghĩa là những người từ 65 tuổi trở lên. Ở Việt Nam, người cao tuổi được định nghĩa là những người từ 60 tuổi trở lên.
2.1.    Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi
Giai đoạn cao tuổi gắn liền với quá trình gìa hoá một cách hệ thống của các cơ quan trong cơ thể, đặc trưng bởi sự suy giảm nghiêm trọng về mặt chức năng cả về sinh lý lẫn trí tuệ, giảm khả năng đề kháng dẫn đến gia tăng nguy cơ ốm đau bệnh tật. Bên cạnh đó, sự thay đổi về sinh lý cùng với những thay đổi về môi trường xã hội thường dẫn đến những thay đổi tâm lý của người cao tuổi.
-    Năng lực cảm nhận sút giảm do sự giảm chức năng các cơ quan dẫn đến khả năng phản ứng chậm chạp với các thay đổi của bên ngoài.
-    Gặp khó khăn trong việc thích nghi, tinh thần luôn ở trạng thái dễ bị kích động dẫn đến những phản ứng tâm lý tiêu cực như mặc cảm tự ti, tâm trạng sầu muộn, buồn chán.
-    Lòng tự trọng dễ bị tổn thương dẫn đến những phản ứng tâm lý cố chấp, thô bạo hoặc có thể trầm lặng, tiêu cực.
Phần lớn những thay đổi tâm lý của người cao tuổi thường diễn ra theo hướng tiêu cực và nếu kéo dài có thể dẫn đến các biến đổi bệnh lý.
2.2.    Đặc điểm sức khoẻ và bệnh tật của người cao tuổi
Do sự lão hoá về tổ chức, sự rối loạn về chức năng và sự suy giảm khả năng đề kháng nên người cao tuổi rất dễ mắc bệnh. Các triệu chứng biểu hiện, diễn biến của bệnh, khả năng đáp ứng và hồi phục ở người cao tuổi cũng có những đặc điểm khác biệt so với người trưởng thành. Người cao tuổi có thể mắc nhiều bệnh đồng thời, trong đó thường có một, hai bệnh chính có triệu chứng rõ rệt hơn và có mức độ nguy hiểm cao hơn cần được ưu tiên điều trị trước.
Các triệu chứng biểu hiện bệnh ở người cao tuổi thường không điển hình do khả năng phản ứng với bệnh tật kém. Một bệnh thường có triệu chứng sốt cao thì ở người cao tuổi có thể chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt. Việc có thể mắc nhiều bệnh cùng lúc cũng khiến cho các triệu chứng dễ bị lu mờ không điển hình hoặc xuất hiện những triệu chứng không gặp ở người trẻ. Do hệ thống miễn dịch suy giảm nên khi mắc bệnh người cao tuổi thường dễ bị bội nhiễm. Một trong những bội nhiễm hay gặp ở người bệnh cao tuổi là viêm phổi.
Khi mắc bệnh, người cao tuổi cũng thường dễ bị các biến chứng và diễn biến nặng nề hơn so với người trẻ. Khả năng đáp ứng điều trị cũng kém hơn nên cần thận trọng hơn trong việc điều trị, thời gian điều trị cũng thường kéo dài hơn.
2.3.    Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở người cao tuổi
Các bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi có thể được chia thành 3 nhóm chính:
-    Các bệnh chỉ riêng có ở tuổi già tức chỉ có người cao tuổi mới mắc bệnh và những bệnh nguyên phát trong quá trình già hoá của người bình thường như lú lẫn, điếc
 
người cao tuổi, xơ cứng mạch máu não,…
-    Các bệnh thường thấy ở người cao tuổi, bao gồm cả những bệnh có thể đã phát sinh ở cả người trung niên và người cao tuổi nhưng thường gặp ở thời kỳ tuổi già. Các bệnh này thường liên quan đến sự lão hoá mang tính bệnh lý và sự suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể như đục thuỷ tinh thể, loãng xương, thoái hoá đốt sống, bệnh khớp mạn tính, xơ gan, u ác tính và các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành,…
-    Các bệnh có thể gặp ở cả người trưởng thành và thanh niên nhưng tỷ lệ mắc bệnh, triệu chứng mắc bệnh ở người cao tuổi khác với người trẻ tuổi. Ví dụ: viêm phổi ở người cao tuổi thường có triệu chứng không điển hình nhưng mang tính chất lại tương đối nặng, các viêm nhiễm ngoài da ở người cao tuổi thường dễ bị bội nhiễm hơn.
Một nghiên cứu gần đây về mô hình bệnh tật ở người cao tuổi ở Việt Nam trong cộng đồng cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính khá cao. Trung bình, một người cao tuổi mắc 2,69 bệnh. Các nhóm bệnh thường gặp:
+  Bệnh tim mạch: Nổi bật là bệnh tăng huyết áp với tỷ lệ mắc 45,6%; bệnh mạch
vành (9,9%); suy tim (6,7%).
+ Bệnh tâm thần kinh: nổi bật là tình trạng sa sút trí tuệ với tỷ lệ 4,9% tăng dần theo độ tuổi. Các bệnh tâm thần kinh khác hay gặp là trầm cảm (1,2%), Parkinson (1,3%).
+ Bệnh nội tiết-chuyển hoá: tỷ lệ mắc đái tháo đường là 5,3%; tỷ lệ có rối loạn đường huyết đói là 6,8%. Tỷ lệ có rối loạn lipid máu là 45%. Tỷ lệ thữa cân, béo phì (BMI ≥23) là 18,3%.
+ Bệnh thận tiết niệu: Có 83,3% nam giới được chẩn đoán bị u tuyến tiền liệt; 35,7% có rối loạn tiểu tiện; 3,3% có viêm nhiễm đường tiết niệu và 3,5% có sỏi thận.
+ Bệnh tiêu hoá hay gặp nhất là viêm loét dạ dày tá tràng (15,4%); viêm đại tràng (9,7%), nuốt nghẹn (10,2%) và táo bón (16,1%).
+ Bệnh hô hấp: hay gặp là COPD với 12,6%. Tỷ lệ mắc lao phổi là 3,6% và hen phế quản là 2,5%.
+ Bệnh xương khớp hay gặp nhất là thoái khớp với tỷ lệ 33,9%, ở nữ cao hơn nam. Tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp dạng thấp là 9%, loãng xương là 10,4%.
+ Bệnh về giác quan: có tới 76,7% có giảm thị lực. tuổi càng cao thì tỷ lệ giảm thị lực càng tăng. Tỷ lệ đục thuỷ tinh thể là 57,9%. Tỷ lệ giảm thính lực là 40,1%.
Chi phí y tế dành cho người cao tuổi cao gấp 7 - 10 lần người trẻ, mặc dù số người cao tuổi chỉ chiếm 10% dân số nhưng hằng năm họ sử dụng tới trên 50% tổng lượng thuốc và chiếm đến 50% chi phí điều trị.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • vai trò của bác sĩ gia đình trong cssk người cao tuổi
  • Đặc điểm sinh lý, bệnh lý của người cao tuổi
  • Làm việc với người bệnh cao tuổi
  • chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho người cao tuổi
  • Kết luận
  • Tài liệu tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Khám sản khoa

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tiếp cận trẻ hay khóc

    Trần Thị Mộng Hiệp.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chỉ định phẩu thuật trong đau TK tọa do thoát vị đĩa đệm

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hội chứng loét sinh dục
    Nhóm phenicol
    Tóm tắt
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space