Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


thăm khám

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Trẻ vị thành niên là những thách thức đặc biệt cho các nhân viên y tế nói chung và các BSGĐ nói riêng. Những người bệnh này thường ít sử dụng các dịch vụ y tế do các em chưa tự nhận thấy có nhu cầu. Vì vậy khi có người bệnh ở lứa tuổi này các bác sĩ cần dành nhiều thời gian hơn cho mỗi lần thăm khám để phát hiện được các vấn đề sức khỏe mà đối tượng có thể gặp phải và cần lồng ghép giới thiệu các dịch vụ y tế vào trong trường học.
Lưu ý tuổi vị thành niên thường không thích hoặc không thể tự tìm kiếm thầy thuốc, vì đến gặp thầy thuốc đòi hỏi sự làm quen ban đầu, đi lại, tiền và thời gian nghỉ học. Với các trẻ vị thành niên nhút nhát và hay rụt rè, những điều này là một rào chắn đáng kể cho việc đi khám chữa bệnh.
2.1.    Giao tiếp với trẻ vị thành niên
Tạo mối quan hệ với các người bệnh vị thành niên thường là một thách thức. Cần dành thời gian để “chia sẻ” các lĩnh vực tương đối không riêng tư như tình hình ở trường học hay các sở thích riêng để tạo sự thân mật và tin tưởng cần thiết. Dành cho người bệnh vị thành niên đủ thời gian để giải thích những gì họ muốn trong lần khám này. Trong cuộc “trao đổi” thông tin nên lưu ý sử dụng các câu hỏi mở và kỹ thuật tóm tắt lại thông tin.
 
Với vai trò là người thầy thuốc gia đình, nhiều trường hợp trẻ vị thành niên đã được chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho phép bác sĩ gia đình biết được nhiều thông tin về gia đình người bệnh, tiền sử bệnh tật và dễ dàng thiết lập mối quan hệ hơn. Bác sĩ gia đình cần duy trì mối liên hệ chặt chẽ với bố mẹ trẻ vị thành niên, mặc dù phải bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và giữ bí mật một số thông tin của trẻ (nếu trẻ chưa đồng ý chia sẻ với người khác) vì trẻ vị thành niên là người bệnh, chứ không phải cha mẹ trẻ.
2.2.    Thăm khám
Bên cạnh việc đánh giá sự tăng trưởng về thể chất, sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh người thầy thuốc cần lưu tâm đến lĩnh vực tâm lý xã hội của trẻ vị thành niên. Hãy tăng thêm thời gian thăm khám, nếu cần thiết, để phát hiện các vấn đề tâm lý xã hội, tình dục hay sử dụng rượu/ma túy.
Điều quan trọng nhất trong việc khám thực thể ở tuổi vị thành niên là phần lớn trẻ dễ bị bối rối, xấu hổ, nhất là khi khám vú, bụng và bộ phận sinh dục. Nếu thầy thuốc là nam giới, khi khám cho trẻ nữ cần có thêm y tá/đồng nghiệp là nữ giới. Hãy xử sự với các người bệnh vị thành niên như những người lớn và khuyến khích họ nhận trách nhiệm như người lớn.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Vấn đề sức khỏe thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên
  • thăm khám
  • chăm sóc sức khỏe trẻ vị thành niên khỏe mạnh
  • Tài liệu tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Chẩn đoán xác định

    5185/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đặc điểm bệnh nhân

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Kết luận

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    phần 3
    Phản ứng dị ứng toàn thân do côn trùng cắn
    Mục tiêu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space