Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Các bước tiến hành

(Tham khảo chính: 1530/QĐ-BYT )

Các bước

Nội dung công việc

Lý do

1. Kiểm tra y lệnh

Kiểm tra hồ sơ bệnh án, đúng tên người bệnh, y lệnh thay băng

Đảm bảo chính xác đúng bệnh, đúng chỉ định

2. Chuẩn bị người thực hiện

- Thực hiện rửa tay thường quy

- Mang khẩu trang

Đảm bảo nguyên tắc vô trùng trước khi chăm sóc vết thương

3. Chuẩn bị xe băng

Kiểm tra và sắp xếp dụng cụ lên xe thay băng

Thuận lợi và nhanh chóng khi thực hiện thao tác

4. Chuẩn bị người bệnh

- Thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh

- Đặt người bệnh tư thế thích hợp: phù hợp với vị trí của vết thương.

- Tạo tâm lý thoải mái, người bệnh hợp tác tốt.

5. Trải tấm lót

- Trải tấm lót dưới vị trí vết loét

- Đặt túi đựng đồ bẩn vào vị trí thuận lợi.

- Tránh dung dịch rửa, dịch từ vết thương người bệnh chảy ra giường

- Để bỏ bông gạc bẩn.

6. Mang găng tay sạch

Người thực hiện sát khuẩn tay nhanh, đeo găng tay.

- Giảm nguy cơ lây nhiễm.

7. Bộc lộ vùng vết thương

Tiến hành bóc băng (chú ý bóc cuốn chiếu tránh để băng bẩn chạm vào vùng khác của vết thương) bộc lộ vùng vết thương

- Giúp cho việc chăm sóc được dễ dàng

8. Đánh giá tình trạng vết loét

Tháo bỏ băng gạc bẩn, quan sát nhận định, đánh giá tình trạng vết thương

- Giảm nguy cơ lây nhiễm từ vết thương

- Đánh giá, nhận định tình trạng vết loét, sự tiến triển của vết thương

- Nhận định diện tích tổn thương

9. Tháo bỏ găng bẩn

Tháo bỏ găng đã sử dụng, rửa tay bằng dung dịch rửa tay nhanh

- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện

10. Mở gói/ hộp dụng cụ vô khuẩn

- Mở gói/ hộp dụng cụ vô khuẩn

- Bóc gạc cầu, gạc điều trị vết thương, đổ vào hộp (Phần hộp không để dụng cụ

- Đổ dung dịch rửa ra cốc (nếu cần)

- Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn

- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn

- Để công việc được thực hiện liên tục và nhanh chóng

11. Mang găng tay sạch

Người thực hiện mang găng tay sạch

- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn

12. Rửa vết thương

* Vết loét có mô hoại tử

+ Dùng kéo cắt lọc các tổ chức hoại tử

+ Tách rộng mép vết loét

+ Lặn nhẹ vết thương cho dịch, mủ trong sâu thoát ra ngoài;

+ Rửa vết loét bằng dung dịch oxy già, thấm khô, nước muối sinh lý, thấm khô.

* Vết loét có nhiều dịch tiết

+ Nắp kim tiêm to vào bơm tiêm thích hợp và hút dung dịch rửa

+ Giữ kim cách vết thương 2,5 cm trên vùng cần rửa.

+ Bơm rửa vết loét cho đến khi dịch chảy ra trong.

* Vết loét sâu, có đường dò

+ Dùng ống nối mềm gắn vào bơm tiêm thích hợp

+ Đưa đầu ống vào vết thương khoảng 1,5cm.

+ Tháo ống, giữ lại trên vết loét.

+ Hút dịch vào ống tiêm, gắn với ống nối mềm và bơm rửa cho đến khi nước chảy ra trong (bơm chậm, liên tục).

Trong quá trình rửa vết loét, theo dõi sát tình trạng người bệnh.

- Lấy hết mô chết, vết loét được rửa sạch tránh nhiễm khuẩn lan tỏa.

- Đề phòng tai biến trong khi làm thủ thuật (người bệnh choáng do đau hoặc sợ)

13. Thấm khô vết loét

Người thực hiện thấm khô bằng gạc cầu nết loét đang rỉ dịch.

Làm khô bề mặt vết thương

14. Sát khuẩn vết loét

Sát khuẩn vết loét từ trong ra ngoài (phía đối diện với người thực hiện), từ trên xuống dưới.

Giảm bớt nguy cơ bội nhiễm từ vùng da xung quanh vào vết thương

15. Đắp băng gạc điều trị vết thương

Sau khi làm sạch vết loét, đặt băng gạc điều trị: gạc polyacrylate có phủ lớp lipido-colloid tẩm bạc trong trường hợp vết thương đang nhiễm trùng hoặc gạc lipido-colloid tẩm sucrose octasulfate trong trường hợp các tổn thương đã được kiểm soát nhiễm khuẩn và bắt đầu lên tổ chức hạt.

Dùng gạc che phủ trên gạc điều trị và băng kín vết loét.

Xử lý nhiễm khuẩn cục bộ do gạc lipido-colloid tẩm bạc kháng khuẩn nhanh với phổ rộng, hiệu kháng màng sinh học (biofilm).

Thúc đẩy liền thương do khi tiếp xúc với dịch vết thương, gạc lipido-colloid tẩm sucrose octasulfate sẽ tạo thành gel lipid để tạo và duy trì một môi trường ẩm có lợi cho việc chữa lành, ức chế Matrix Metalloproteinases (MMPs) dư thừa và kích thích sự phát triển, tăng sinh mạch máu giúp thúc đẩy liền thương.

16. Thu dọn dụng cụ

- Báo cho người bệnh biết việc đã xong, giúp người bệnh tiện nghi

- Thu dọn dụng cụ, phân loại và thu gom chất thải:

+ Bỏ kẹp vào chậu có dung dịch khử khuẩn

+ Tháo găng tay bỏ vào túi đựng đồ bẩn và bỏ túi đựng đồ bẩn vào thùng rác y tế

- Giúp người bệnh an tâm, tin tưởng vào điều trị và chăm sóc

- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện

17. Rửa tay thường quy

Người thực hiện rửa tay theo đúng quy trình

Ngăn ngừa lây nhiễm

18. Ghi hồ sơ:

Ghi hồ sơ:

+ Ngày giờ rửa vết loét

+ Tình trạng của vết thương

+ Phản ứng của người bệnh

+ Tên người thay băng

- Để theo dõi tiến trình chăm sóc và sự lành của vết thương

IV. THEO DÕI SAU THAY BĂNG
- Chảy máu
- Nhiễm trùng
V. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Băng ép, cầm máu.
- Nhiễm trùng: kháng sinh, chống phù nề.
 

  • Nguyên tắc
  • Nhận định tình trạng vết loét, hoại tử
  • Chuẩn bị
  • Các bước tiến hành
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    KỸ THUẬT ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN VÀ KỸ THUẬT BÓP BÓNG QUA MẶT NẠ Ở TRẺ SƠ SINH

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Trầm cảm

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các yếu tố thúc đẩy đau chân

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Rối loạn lo âu lan toả
    Xử trí TBMMN
    Tác dụng phụ của vaccin Gradasil
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space