Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chẩn đoán

(Tham khảo chính: 1530/QĐ-BYT )

Chẩn đoán người bệnh có bệnh lý loét bàn chân ĐTĐ cần có 2 tiêu chuẩn sau:
- Người bệnh được chẩn đoán mắc ĐTĐ.
- Có tình trạng loét ở bàn chân.
4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ:
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ típ 2, Quyết định số 5481/QĐ-BYT, ngày 30 tháng 12 năm 2020. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây:
a) Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L)
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)
c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d) BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngưỡng chẩn đoán trong cùng 1 mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu chí d: chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất.
Lưu ý:
- Glucose huyết đói được đo khi BN nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ).
- Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: BN nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng 75g glucose, hòa trong 250-300 mL nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó BN ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày, không mắc các bệnh lý cấp tính và không sử dụng các thuốc làm tăng glucose máu. Định lượng glucose huyết tương tĩnh mạch.
4.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán loét bàn chân
Tình trạng loét ở bàn chân được xác định là mất mô và/ hoặc hoại tử độ 1 trở đi theo Phân loại Wagner - Meggitt hoặc giai đoạn 2 trở đi theo Phân loại PEDIS. Người bệnh có bàn chân không mất mô, không hoại tử ở bàn chân được xem là không loét.
Có thể dựa vào một trong hai phân loại sau để chẩn đoán loét bàn chân
4.2.1. Phân loại loét bàn chân ĐTĐ theo Wagner - Meggitt
Bảng 2. Phân loại loét bàn chân ĐTĐ theo Wagner - Meggitt

Độ

Triệu chứng

0

Không có các vết thương hở nhưng có thể có biến dạng bàn chân hoặc viêm mô tế bào

1

Vết loét nông (1 phần hoặc toàn bộ lớp da)

2

Vết loét sâu đến lớp gân hoặc bao khớp nhưng không có tổn thương áp xe hoặc tổn thương xương

3

Vết loét sâu với áp xe, viêm tủy xương hoặc nhiễm trùng khớp

4

Hoại tử khu trú ở ngón chân hoặc gót chân

5

Hoại tử lan rộng toàn bộ cẳng chân

4.2.2. Phân loại theo thang điểm PEDIS
Thang điểm PEDIS dựa trên Hướng dẫn của Hiệp hội bàn chân ĐTĐ thế giới năm 2019 (IWDGF - 2019).
Bảng 3. Phân loại loét bàn chân ĐTĐ theo thang điểm PEDIS

Giai đoạn

Tưới máu (Perfusion)

Mức độ (Externt)

Độ sâu (Depth)

Nhiễm trùng (Infection)

Cảm giác (Sensation)

Điểm

1

Không có triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên, kèm với 1 trong 4 dấu hiệu: Sờ được mạch chày trước và chày sau, ABI 0,9-1,10, TBI > 0,6, TcPO2 > 60 mmHg

Chưa tổn thương

Chưa tổn thương

Vết thương không có mủ hoặc không có bất kỳ biểu hiện viêm nào

Không mất cảm giác bảo vệ ở bàn chân bị loét.

0

2 (nhẹ)

Có bệnh động mạch ngoại biên nhưng thiếu máu cục bộ không nghiêm trọng (CLI) kèm 1 trong 5 dấu hiệu sau: Đi lại cách hồi (cần đánh giá không xâm nhập), ABI < 0,9 nhưng HA cổ chân > 50 mmHg, TBI < 0,6 nhưng HA tâm thu ngón chân > 30 mmHg, TcPO2 30-60 mmHg, Bất thường khác khi thăm dò không xâm nhập phù hợp với bệnh động mạch ngoại biên

< 1cm2

Loét nông bề mặt và không lan xuống lớp bì

Sự hiện diện của ≥ 2 biểu hiện viêm (có mủ, vùng da đỏ, đau, nóng hoặc sưng cứng), nhưng bất kỳ viêm mô tế bào/ban da đỏ nào kéo dài ≤ 2cm quanh vết loét và nhiễm trùng chỉ giới hạn ở da hoặc bề mặt mô dưới da; không có biến chứng cục bộ hoặc bệnh toàn thân khác

Mất cảm giác bảo vệ ở bàn chân bị loét: ≥ ½ dấu hiệu sau: Mất cảm giác áp lực (sợi đơn 10g) ở 2/3 vị trí gan bàn chân. Hoặc mất cảm giác rung âm thoa 128 Hz hoặc ngưỡng cảm giác rung > 25V (kỹ thuật bán định lượng) ở xương bàn ngón cái

1

3 (vừa)

Thiếu máu cục bộ chi nghiêm trọng: 1 trong 3 dấu hiệu sau: Huyết áp tâm thu cổ chân < 50 mmHg, Huyết áp tâm thu ngón chân < 30 mmHg, TcPO2 < 30 mmHg

1 - 3 cm2

Loét sâu qua lớp bì, lan đến tổ chức dưới da (cân, cơ hay gân)

Nhiễm trùng (như trên) ở một người bệnh ổn định mặt chuyển hóa và toàn thân nhưng có ≥1 đặc điểm sau: viêm mô tế bào > 2cm, sọc viêm bạch huyết, lan rộng bên dưới bề mặt da, áp xe mô sâu, hoại thư và liên quan đến cơ, gân, khớp hoặc xương

-

2

4 (nặng)

-

> 3 cm2

Loét ảnh hưởng đến tất cả cấu trúc bàn chân: xương và/hoặc khớp (lộ xương hoặc chạm xương)

Nhiễm trùng ở người bệnh có nhiễm độc toàn thân hoặc mất ổn định chuyển hóa (ví dụ sốt, ớn lạnh, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, lú lẫn, nôn, tăng bạch cầu, nhiễm toan, tăng glucose máu nặng, hoặc tăng urê máu)

-

3

Đánh giá: Tổng điểm đánh giá sau khi phân loại càng lớn thì nguy cơ cắt cụt chi càng cao.
- PEDIS < 7: Nguy cơ cắt cụt chi thấp
- PEDIS >= 7: Nguy cơ cắt cụt chi cao
 

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202304121530_QD-BYT_561177.doc .....(xem tiếp)

  • Đại cương
  • Cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân
  • Đánh giá bàn chân
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Dự phòng
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    12. Hemophilia mắc phải

    1832/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thăm khám và xử trí trẻ ốm

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tình huống minh họa

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chẩn đoán xuất huyết não : lâm sàng
    Nang và rò khe mang i
    Cấu trúc bổ sung dành cho đối tượng đặc biệt
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space