Các yếu tố nguy cơ: + Mẹ có tuổi từ 35 trở lên; + Tiền sử có con bị dị tật bẩm sinh bất thường; + Gia đình có con bất thường; + Tiền sử tiếp xúc với các hóa chất độc hại, thuốc gây dị dạng thai, tia xạ.... - Trạm y tế xã và cơ sở tương đương.
- Tư vấn cho các phụ nữ, các cặp vợ chồng có nguy cơ cao thai bị bất thường chuyển lên tuyến trên khám. - Nên thực hiện tư vấn này và chuyển đi khám tuyến trên từ khi chưa có thai. - Bệnh viện huyện.
- Sàng lọc các bất thường của thai bằng siêu âm (lúc tuổi thai khoảng 11-13 tuần, 18-22 tuần và 28-32 tuần). - Tư vấn gửi tuyến trên nếu siêu âm có dấu hiệu không bình thường. - Bệnh viện tỉnh (hạng I trở lên)
- Thực hiện các thăm dò có thể được (siêu âm, hóa sinh, chọc hút nước ối, sinh thiết gai rau, nhiễm sắc đồ…) nhằm xác định chẩn đoán bất thường của thai. - Xử trí.
Trạm y tế xã. - Tư vấn, chuyển tuyến trên. Bệnh viện huyện. - Siêu âm sàng lọc. - Tư vấn, chuyển tuyến trên. Bệnh viện tỉnh (hạng I trở lên). - Tổ chức hội chẩn các chuyên khoa liên quan (sản khoa, chẩn đoán hình ảnh, nhi khoa/sơ sinh, ngoại khoa, xét nghiệm, giải phẫu bệnh lý…) để đề xuất thái độ xử trí đối với từng trường hợp cụ thể. - Giải thích cặn kẽ, tư vấn cho người bệnh và thân nhân người bệnh về những ý kiến và quyết định của hội đồng trong mọi trường hợp, để người bệnh và gia đình lựa chọn. - Nếu có chỉ định chấm dứt thai kỳ, sản phụ và người chồng (hoặc người mẹ đơn thân) phải có đơn xin chấm dứt thai kỳ. Nếu thai trên 22 tuần nên làm cho thai chết trong tử cung trước khi chấm dứt thai kỳ để cho nhân viên y tế và gia đình giảm bớt sang chấn tinh thần. - Tư vấn về lần có thai tiếp theo.
|