Bilan năng lượng: Bilan năng lượng cân bằng nếu cung cấp (thức ăn) bằng tiêu thụ (vận động cơ, hoạt động các cơ quan). Béo phì xuất hiện do mất cân bằng này hoặc do cung cấp gia tăng hoặc do tiêu thụ giảm
- Sự điều hòa thể trọng: quá trình này thông qua nhiều hormone, đặc biệt là leptin
- Yếu tố di truyền: Béo phì có yếu tố gia đình: 69% người béo phì có cha hoặc mẹ béo phì, 18% có cả hai
- Vai trò vùng dưới đồi
+ Các tác nhân alpha-adrenergic, kích thích sự ăn làm tăng cân, tác động lên nhân cạnh thất
+ Các tác nhân beta-adrenergic: ngược lại làm chán ăn
- Beta-endorphine: các thụ thể này làm dễ sự tiết insulin, gây ăn nhiều làm tăng cân.
+ Naloxone: đối kháng beta-endorphine, làm giảm ăn nhất là các thức ăn có vị ngon
+ Serotonine: đối kháng với alpha-adrenergic, làm giảm ăn. Các hormone:
+ Insulin là hormone làm tân sinh mỡ
+ Glucagon tác dụng đối kháng insulin
+ Enkephalin và catecholamin từ tuyến thượng thận cũng có vai trò trong điều hòa thể trọng
+ Hormone sinh dục và thượng thận có vai trò trong phân bố mỡ
- Vai trò của stress: làm tăng beta-endorphine và adrenalin ở người béo phì, từ đó làm tăng đường huyết, tác dụng phối hợp của 2 hormone này thiết lập sự liên hệ giữa stress, béo phì và đái tháo đường típ 2.
- Thái độ ăn uống: trung tâm đói và no do vùng dưới đồi điều khiển, thái độ ăn uống có thể bị thay đổi do thuốc, chẳng hạn thuốc thần kinh (amphetamine) làm giảm ngon miệng, chống trầm cảm 3 vòng làm tăng sự ngon miệng. Các yếu tố tâm lý liên quan đến môi trường như giáo dục, đời sống gia đình, môi trường công việc...có thể làm rối loạn thái độ ăn uống, từ đó có thể làm ăn nhiều hoặc chán ăn.
- Thuốc: nhiều loại thuốc làm tăng cân như các thuốc an thần kinh, muối lithium, corticoide, đồng hóa protein, sinh progesteron, và có khi osestrogene (làm tăng ngon miệng).
|