Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Phòng bệnh

(Trở về mục nội dung gốc: 2099/QĐ-BYT )

5.1. Phòng bệnh không đặc hiệu

Các biện pháp phòng ngừa chung để tránh lây nhiễm đậu mùa khỉ bao gồm:

- Tránh tiếp xúc với người/động vật có thể bị bệnh (bao gồm cả động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa ở khỉ).

- Tránh tiếp xúc với vật dụng, bề mặt có nguy cơ nhiễm vi rút đậu mùa khỉ như khăn trải giường, quần áo người bệnh.

- Cách ly, điều trị người bệnh tại cơ sở y tế.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường sau khi tiếp xúc với người/ động vật nghi ngờ nhiễm bệnh.

- Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi chăm sóc người bệnh.

- Thực hiện đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo các quy định để có biện pháp xử trí phù hợp.

5.2. Phòng bệnh đặc hiệu bằng vắc xin

Sử dụng vắc xin để phòng bệnh đậu mùa khỉ cho những nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

5.3. Phòng lây nhiễm tại các cơ sở điều trị

Thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly các trường hợp bệnh nghi ngờ, có thể và xác định. Tuân thủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc người bệnh và các người bệnh khác tại các cơ sở điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế./.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202208042099_QD-BYT_524147.doc .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 2099/QĐ-BYT

  • Bệnh cảnh lâm sàng
  • Điều trị
  • Điều tra, báo cáo ca bệnh và phân tuyến điều trị
  • Phòng bệnh
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    CEFOTAXIM

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nếu khối u sờ thấy

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Globulin và tỷ lệ A/G

    .....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Kim tiêm thuốc insuline
    Cận lâm sàng
    617

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space