Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


TĂNG MỠ MÁU VÀ STRESS

(Tham khảo chính: https://www.webmd.com/cholesterol-management/stress-cholesterol-link)

Theo nghiên cứu, nếu mức độ căng thẳng cao là một phần của cuộc sống hàng ngày của bạn, thì bạn sẽ có nguy cơ bị mỡ máu cao.

Khi bạn cảm thấy căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra adrenaline và cortisol, hai hormone này giúp tim bạn hoạt động tốt hơn, giúp não bộ nhạy bén hơn và giúp bạn giải quyết các vấn đề. Khi trải qua căng thẳng kéo dài lại là một câu chuyện khác. Sự tồn tại lâu dài hai hormone đó sẽ duy trì ở mức cao và gây ảnh hưởng lớn cho tim và các bộ phận khác của cơ thể. Mức độ cao của cortisol do căng thẳng mãn tính hoặc lâu dài có thể gây ra mỡ trong máu cao, cùng với các nguy cơ bệnh tim khác.

Theo thời gian, lượng LDL dư thừa hay còn gọi là mỡ máu “xấu” có thể tích tụ trong các động mạch của bạn, khiến chúng bị tắc và cứng. Căng thẳng cũng gây ra chứng viêm làm giảm HDL, hay còn gọi là mỡ máu “tốt”, giúp loại bỏ LDL thừa.

Một phần của mối liên hệ giữa căng thẳng và cholesterol nằm ở cách mọi người thường xử lý căng thẳng của họ. Trong những thời điểm khó khăn, bạn có thể ăn những thực phẩm không lành mạnh và tăng cân, hút thuốc, uống quá nhiều rượu hoặc dành nhiều thời gian trên ghế hơn là tập thể dục. Tất cả những điều này đều làm tăng nguy cơ bị mỡ cao.

Mẹo để quản lý căng thẳng của bạn

1. Hạn chế dùng các chất kích thích khi bị căng thẳng như rượu, thuốc lá.
2. Thay đổi lối sống, tập thể dục thường xuyên, thử qua thiền định và học yoga
3. Kết nối với người thân, bạn bè, cùng nhau chia sẻ tìm hướng giải quyết.
4. Làm việc tình nguyện
5. Viết nhật ký hoặc viết blog để bày tỏ suy nghĩ của bạn.
6. Nghe nhạc

Đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào sau đây:

1. Bạn cảm thấy như bạn không thể đối phó với căng thẳng hoặc lo lắng của mình.
2. Bạn cảm thấy quá chán nản, buộc sử dụng rượu hoặc ma túy để giảm căng thẳng.
3. Nghĩ đến việc tự tử.


 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • TĂNG MỠ MÁU VÀ STRESS
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    thói quen kê toa thuốc

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nhồi máu não

    5331/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Rối loạn phổ tự kỷ
    Minh họa cho yêu cầu mới
    Cơ chế bệnh sinh
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space