Tiểu dầm đơn độc ban đêm là hiện tượng nước tiểu thoát ra ngoài khi ngủ, một cách không ý thức ở trẻ trên 5 tuổi, ≥ 2 lần/tuần kéo dài trên 6 tháng và không có nguyên nhân thực thể.
Tiểu dầm ban đêm nguyên phát: khi không lúc nào trẻ sạch ban đêm
Tiểu dầm ban đêm thứ phát: xuất hiện sau một thời gian trẻ sạch được ít nhất 6 tháng
Tiểu dầm ban đêm đơn độc: khi không có triệu chứng nào đi kèm, đặc biệt là không tiểu dầm ban ngày (như: viêm bàng quang tái phát, bàng quang không ổn định...), không có nguyên nhân thực thể.
Bệnh lành tính nhưng vẫn có nguy cơ: rối loạn tâm lý (căng thẳng, hoang mang, lo sợ…) cho bản thân trẻ, và cả cho thân nhân.
Tỷ lệ tự khỏi cao và bệnh gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái.
Tần suất:
Ở các nước phát triển, bệnh chiếm khoảng 10% (trẻ > 7 tuổi). Tại Tp.Hồ Chí Minh, tỉ lệ là 7% dân số từ 5-10 tuổi. Bệnh tồn tại ở người lớn: 0,5 -3% và tần suất giảm 15% mỗi năm.
|