Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị

(Tham khảo chính: Trần Thị Mộng Hiệp )

 

Cần điều trị tiểu dầm ban đêm khi:
    Trẻ trên 5 tuổi
    Ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý trẻ, thiếu tự tin vào bản thân.
    Là lý do làm trẻ từ chối tham gia các hoạt động ngoại khoá, cắm trại, du lịch…
    Gia đình quá lo lắng.
 


    Uống đủ nước ban ngày: buổi sáng và buổi trưa.    
    Hạn chế uống nước và sữa (thức ăn lỏng) 3 - 4 giờ trước khi đi ngủ (sau bữa ăn tối) 
    Ăn thức ăn dễ tiêu, tránh táo bón.
    Khuyến khích trẻ vận động.
    Đi tiểu trước khi đi ngủ.
    Tạo niềm tin cho trẻ là có thể tự kiểm soát được tiểu dầm.
    Khen thưởng khi không đái dầm, tuyệt đối không phạt trẻ khi trẻ đái dầm.

4.2. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc
Có thể sử dùng loại đồng hồ báo thức (hình 1) 
Đồng hồ báo thức có khả năng phát hiện sớm các giọt nước tiểu đầu tiên để đánh thức trẻ dậy, cách thức này hứa hẹn 70 đến 80% thành công. 
Thất bại điều trị được đánh giá sau ít nhất 2 - 3 tháng. 
Phương pháp này cần sự hỗ trợ từ người thân nhằm hỗ trợ trẻ đi vào nhà vệ sinh mỗi khi được đánh thức dậy. 

Hình 1: Đồng hồ báo thức 
 

 
Nên ghi lại những lần bé tiểu dầm vào một quyển sổ hoặc lịch để theo dõi. 
Khi trẻ thành công một lần, đừng tiếc lời khen ngợi và hãy động viên khen thưởng bé. 
Thay, giặt đồ cho bé cẩn thận trước khi đến lớp để gạt bỏ mặc cảm tự ti trước thầy cô, bạn bè. 
Tránh cho trẻ chứng kiến những cuộc cãi vã của người lớn. 
Nên quan tâm đến các yếu tố tác động tâm lý: quan hệ với thầy cô, bạn bè, anh chị em ruột... 

Huấn luyện tăng cường: 
Sau khi thành công 14 ngày liên tiếp với phương pháp “Chuông báo thức”:
Cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước trước khi ngủ nhằm tăng cường khả năng chịu đựng của cơ vòng bàng quang.
Được xem là thành công nếu tiếp tục không bị tiểu dầm trong 14 ngày tiếp theo. 

4.3. Các phương pháp điều trị có dùng thuốc
4.3.1 Desmopressin (Minirin 0,1mg):
Cơ chế: chống lợi tiểu.
Chỉ định: 
         Là thuốc đầu tay điều trị tiểu dầm. 
         Khi đi du lịch, cắm trại...
         Không đáp ứng phương pháp “chuông báo thức”
Liều: uống 0,2 - 0,4mg (tối  đa 0,6mg) 
         hoặc xịt mũi 20 - 40 mcg trước khi ngủ.
Hiệu quả: 
         Đánh giá đáp ứng sau 1 tháng. 
         Nếu có đáp ứng: Tiếp tục điều trị ít nhất 3 tháng. 
         Ngắt quãng 1 - 2 tuần mổi 3 tháng để đánh giá hiệu quả điều trị.
Tác dụng phụ: ngộ độc nước, hạ Natri máu do pha loãng. 
Phòng ngừa: hạn chế uống nước 2 giờ trước khi ngủ.

4.3.2. Anticholinergic: Oxybutynin (Driptane 5mg) 
Chỉ định: 
    Là thuốc được chọn lựa bước 2
    Bàng quang tăng động, tiểu dầm nhiều lần trong một đêm
    Sử dụng 1loại thuốc không hiệu quả: phối hợp với desmopressin.
Liều: 0,1 - 0,2mg/kg/liều trước khi ngủ
Tác dụng phụ: Khô miệng, táo bón, nhức đầu, buồn nôn, 
                         nhịp tim nhanh, nóng đỏ mặt… 
4.3.3. Imipramine (Tricyclic anti-depressant)
Hiệu quả : 20 - 50%. 
                 Là thuốc bước 3, khi các liệu pháp khác thất bại.
 Liều: 25 – 50 mg/liều, uống trước khi ngủ 2 giờ.
Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hoá, trầm cảm, 
                         rối loạn giấc ngủ…hoặc co giật, 
                         ngưng tim do độc trên tim khi quá liều.
4.3.4. Châm cứu: cũng được báo cáo là có hiệu quả. 
 

  • Mục tiêu
  • Nguyên nhân
  • Đại cương
  • Cơ chế bệnh sinh
  • Điều trị
  • Diễn tiến
  • Dự phòng
  • Các điều kiện gây tiểu dầm thứ phát
  • Tóm tắt
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các yếu tố thúc đẩy và làm triệu chứng trầm trọng

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Câu hỏi ôn tập

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    THĂM KHÁM SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ HƯỚNG DẪN CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI CHO VỊ THÀNH NIÊN
    Quy trình điều trị trứng cá bằng ipl
    Phân biệt các loại dụng cụ tử cung
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space