Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Hướng dẫn chẩn đoán phản vệ

(Tham khảo chính: 51/2017/TT-BYT)

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bác sĩ, nhân viên y tế phải bảo đảm các nguyên tắc dự phòng phản vệ sau đây:

  1. Chỉ định đường dùng thuốc phù hợp nhất, chỉ tiêm khi không sử dụng được đường dùng khác.
  2. Không phải thử phản ứng cho tất cả thuốc trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
  3. Không được kê đơn thuốc, chỉ định dùng thuốc hoặc dị nguyên đã biết rõ gây phản vệ cho người bệnh.

Trường hợp không có thuốc thay thế phù hợp mà cần dùng thuốc hoặc dị nguyên đã gây phản vệ cho người bệnh phải hội chẩn chuyên khoa dị ứng-miễn dịch lâm sàng hoặc do bác sĩ đã được tập huấn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ để thống nhất chỉ định và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người bệnh hoặc đại diện hợp pháp của người bệnh.

Việc thử phản ứng trên người bệnh với thuốc hoặc dị nguyên đã từng gây dị ứng cho người bệnh phải được tiến hành tại chuyên khoa dị ứng-miễn dịch lâm sàng hoặc do các bác sĩ đã được tập huấn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ thực hiện.

  1. Tất cả trường hợp phản vệ phải được báo cáo về Trung tâm Quốc gia về Thông tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc hoặc Trung tâm Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh về Thông tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc theo mẫu báo cáo phản ứng có hại của thuốc hiện hành theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện.
  2. Bác sĩ, người kê đơn thuốc hoặc nhân viên y tế khác có thẩm quyền phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc, dị nguyên của người bệnh trước khi kê đơn thuốc hoặc chỉ định sử dụng thuốc theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Tất cả thông tin liên quan đến dị ứng, dị nguyên phải được ghi vào sổ khám bệnh, bệnh án, giấy ra viện, giấy chuyển viện.
  3. Khi đã xác định được thuốc hoặc dị nguyên gây phản vệ, bác sĩ, nhân viên y tế phải cấp cho người bệnh thẻ theo dõi dị ứng ghi rõ tên thuốc hoặc dị nguyên gây dị ứng theo hướng dẫn tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này, giải thích kỹ và nhắc người bệnh cung cấp thông tin này cho bác sĩ, nhân viên y tế mỗi khi khám bệnh, chữa bệnh.

 

  • Phác đồ sử dụng adrenaline trong sốc phản vệ
  • Phác đồ xử trí sốc phản vệ độ II, III
  • Định nghĩa phản vệ
  • Định nghĩa dị nguyên
  • Nguyên tắc phòng ngừa sốc phản vệ
  • Phác đồ sử dụng adrenaline trong sốc phản vệ
  • Phác đồ xử trí sốc phản vệ độ II, III
  • QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ
  • Hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ
  • Hướng dẫn xử trí phản vệ trong một số trường hợp đặc biệt
  • Sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ
  • video CME xử trí phản ứng phản vệ
  • Xử lý phản ứng phản vệ
  • Hướng dẫn chẩn đoán phản vệ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Yếu tố tâm lý xã hội và bệnh tim mạch

    5333/QĐ-BYT .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thuỷ đậu và zona

    Nguyễn Minh Phương.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thủ thuật Epley

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    một số hội chứng điện tâm đồ
    Đặc điểm của buồn nôn – nôn ói
    5 loại thuốc mới do AI tạo
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space