1. Định nghĩa
- Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.
- Dị nguyên là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể, bao gồm thức ăn, thuốc và các yếu tố khác.
- Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.
2. Các chữ viết tắt
HA: huyết áp
M: mạch
BV: bệnh viện
3. Lược đồ quy trình
XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG PHẢN VỆ
|
SƠ ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ
Nhẹ (độ I)
Chỉ có triệu chứng da: mày đay, ngứa, phù mạch
|
NGỪNG NGAY TIẾP XÚC VỚI THUỐC HOẶC DỊ NGUYÊN + GỌI HỖ TRỢ
Đặt người bệnh nằm đầu thấp
|
Nặng (độ II)
- Mày đay, ngứa, phù mạch xuất hiện nhanh
- Khó thở, tức ngực, thở rít
- Đau bụng quặn, nôn
- HA chưa tụt hoặc tăng
- Không có rối loạn ý thức
|
Nguy kịch (độ III)
- Đường thở: khàn tiếng, tiếng rít thanh quản
- Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở
- Tuần hoàn: da nhợt, lạnh, ẩm, tụt HA
- Rối loạn ý thức, hôn mê, rối loạn cơ tròn
|
→
THEO DÕI: M, HA 5 – 10 phút/lần – SpO2
Khi tình trạng ổn định tiếp tục theo dõi 1 – 2 giờ/lần trong ít nhất 24 giờ tiếp theo (đề phòng phản vệ 2 pha)
|
1. Nhân viên y tế được phép tiêm bắp Adrenalin theo phác đồ khi xảy ra phản vệ
2. Phát thẻ theo dõi dị ứng thuốc – khám lại chuyên khoa dị ứng – miễn dịch lâm sàng sau 4 – 6 tuần.
|
Mục tiêu: duy trì HA tâm thu
- Người lớn: ≥ 90 mmHg
- Trẻ em: ≥ 70 mmHg
|
- Diphenhydramin: uống hoặc tiêm 1 mg/kg
- Methyprednisolon uống hoặc tiêm 1-2 mg/kg tùy theo mức độ dị ứng (hoặc các thuốc tương tự)
|
TIÊM BẮP
Người lớn: ½ ống
Trẻ em: 1/5 – 1/3 ống
- Nhắc lại sau mỗi 3-5 phút cho đến khi hết các dấu hiệu về hô hấp, tiêu hóa, huyết động ổn định
- Thiết lập sẵn đường truyền tĩnh mạch NaCl 0,9%
|
Sau khi tiêm bắp > 2 lần HA không lên, các dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên:
- Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch: tiêm TM chậm Adrenalin pha loãng 1/10 (0,1 mg = 1 ml), tiêm nhắc lại khi cần
+ Người lớn: 0,5 - 1 ml (50 - 100 mcg)
+ Trẻ em: không áp dụng tiêm tĩnh mạch chậm
- Khi đã có đường truyền: chuyển ngay sang truyền tĩnh mạch chậm liên tục bắt đầu 0,1 mcg/kg/ph, chỉnh liều theo HA
|
Tiếp tục theo dõi M, HA, nhịp thở ...
|
Các biện pháp khác tùy điều kiện (không thể thay thế được ADRENALIN)
1. Khai thông đường thở, đảm bảo hô hấp: thở oxy, thông khí
2. Truyền tĩnh mạch natriclorid 0,9%
- Người lớn: truyền nhanh 1-2 lít, có thể nhắc lại nếu cần thiết
- Trẻ em: truyền nhanh 10-20 ml/kg trong 10-20 phút đầu, có thể nhắc lại nếu HA chưa lên.
3. Diphenhydramin: 10 – 50 mg
4. Methylprednisolon: 1 – 2 mg/kg
5. Salbutamol xịt
Chuyển BV Nhân dân 115 hoặc BV Nhi đồng (nếu là bé) nếu huyết động và hô hấp không ổn định
|
Xử trí ngay bằng ADRENALIN (ống 1 mg/1ml)
Duy nhất cứu sống người bệnh
|
Gọi là tụt HA khi HA tâm thu < 90 mmHg hoặc HA tụt > 30% so với HA tâm thu nền của BN
|
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ
(Có thể chuyển độ, nặng lên rất nhanh)
|
SƠ ĐỒ TÓM TẮT VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ
- Diphenhydramin: uống hoặc tiêm 1 mg/kg
- Methyprednisolon uống hoặc tiêm 1-2 mg/kg (hoặc các thuốc tương tự)
- Theo dõi sát mạch, HA, ý thức, ...
|
TIÊM BẮP
Người lớn: ½ ống
Trẻ em: 1/5 – 1/3 ống
- Nhắc lại sau mỗi 3-5 phút cho đến khi hết các dấu hiệu về hô hấp và tiêu hóa, huyết động ổn định
- Thiết lập sẵn đường truyền TM NaCl 0,9%
|
ĐƯỜNG TĨNH MẠCH
Sau khi tiêm bắp Adrenalin > 2 lần huyết áp không lên, các dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên:
- Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch: tiêm TM chậm Adrenalin pha loãng 1/10 (0,1 mg = 1 ml), tiêm nhắc lại khi cần
+ Người lớn: 0,5 - 1 ml (50 - 100 mcg)
+ Trẻ em: không áp dụng tiêm tĩnh mạch chậm
- Nếu đã có đường truyền tĩnh mạch: truyền tĩnh mạch chậm Adrenalin liên tục bắt đầu 0,1 mcg/kg/phút, chỉnh liều theo mạch và HA
-
|
Xử trí ngay bằng ADRENALIN (ống 1 mg/1ml)
Duy nhất cứu sống người bệnh
|
Bảng tham khảo cách pha loãng adrenalin với dung dịch NaCl 0,9% và tốc độ truyền tĩnh mạch chậm
2 ống adrenalin 1mg pha với 500ml NaCl 0,9% (như vậy 1ml dung dịch pha loãng có 4μg adrenalin)
|
Cân nặng người bệnh (kg)
|
Liều truyền tĩnh mạch adrenalin khởi đầu (0,1μg/kg/phút)
|
Tốc độ giọt/phút với kim tiêm 1ml=20 giọt
|
Khoảng 80
|
2ml
|
40 giọt
|
Khoảng 70
|
1,75ml
|
35 giọt
|
Khoảng 60
|
1,50ml
|
30 giọt
|
Khoảng 50
|
1,25ml
|
25 giọt
|
Khoảng 40
|
1ml
|
20 giọt
|
Khoảng 30
|
0,75ml
|
15 giọt
|
Khoảng 20
|
0,50ml
|
10 giọt
|
Khoảng 10
|
0,25ml
|
5 giọt
|
|