Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tăng huyết áp và bệnh tim mạch

(Tham khảo chính: 5333/QĐ-BYT )

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu. THA có liên quan tới 9,4 triệu tử vong và 7 % số ca tàn tật toàn cầu trong năm 2010. So với năm 1990 tăng huyết áp đã làm tăng thêm 2,1 triệu ca tử vong. Nhìn chung,tỷ lệ tăng huyết áp trên thế giới là từ 30-45% ở người trưởng thành (> 18 tuổi) và tỷ lệ này tăng lên theo tuổi.

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của bệnh lý tim mạch, suy tim, bệnh lý mạch máu não, bệnh động mạch chi dưới, bệnh thận mạn và rung nhĩ. Nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch hoặc đột quỵ tăng dần một cách tuyến tính từ mức huyết áp tâm thu 115 mmHg và huyết áp tâm trương từ 75 mmHg trở lên.

3.4.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp

Theo khuyến cáo hiện nay của Hội Tim mạch châu Âu và Hội Tim mạch Việt nam, Tăng huyết áp là khi lúc nghỉ ngơi, huyết áp tâm thu thường xuyên ở mức từ 140 mmHg trở lên và/ hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Huyết áp được phân thành các mức HA tối ưu, HA bình thường, HA bình thường cao và THA được phân thành 3 độ là THA độ 1, THA độ 2, THA độ 3 theo con số HA tâm thu và HA tâm trương đo tại cơ sở y tế. Người THA tâm thu đơn độc cũng được phân thành 3 độ theo mức HATT ( bảng 3.2)

Bảng 3.2.Định nghĩa và phân độ THA theo mức HA (mmHg)* 19

Phân độ tăng huyết áp

HATT

(mmHg)

 

HATTr

(mmHg)

HA tối ưu

< 120

< 80

HA bình thường

120 - 129

và/hoặc

80 – 84

HA bình thường cao

130 - 139

và/hoặc

85 – 89

THA độ 1

140 - 159

và/hoặc

90 – 99

THA độ 2

160 - 179

và/hoặc

100 -109

THA độ 3

≥ 180

và/hoặc

≥ 110

THA tâm thu đơn độc

≥ 140

< 90

*HA được phân loại dựa trên HA đo tại phòng khám, nếu 2 số HATT và HATTr không ở cùng 1 độ thì căn cứ vào số HA có độ cao hơn.

Tiền THA: là khi HATT từ 120 – 139 mmHg HATTr từ 80 – 89 mmHg

THA tâm thu đơn độc được phân độ dựa trên HA tâm thu

Phân loại trên áp dụng cho tất cả bệnh nhân > 16 tuổi

3.4.2. Đo huyết áp

Đo huyết áp sử dụng cho sàng lọc và chẩn đoán tăng huyết áp được khuyến cáo nên được dựa trên ít nhất hai lần đo trong 1 lần khám bệnh hoặc 2 lần khám bệnh khác nhau. Nếu huyết áp chỉ tăng nhẹ nên đo lại sau khoảng 1 vài tháng để xác định thực sự bệnh nhân có tăng huyết áp hay không. Nếu huyết áp tăng cao rõ ràng hoặc có tổn thương cơ quan đích, có các yếu tố nguy cơ tim mạch, có bệnh tim mạch hoặc bệnh thận thì nên tiến hành đo lại huyết áp sau khoảng thời gian ngắn hơn để đưa ra quyết định điều trị.

*Đo huyết áp tại phòng khám

Đo HA tại phòng khám được lặp lại ít nhất một lần trừ khi: THA nặng (ví dụ: THA độ 3, đặc biệt nếu nguy cơ cao). Mỗi lần khám cần đo HA 3 lần cách nhau 1-2 phút và nên đo thêm lần nữa nếu giữa hai lần đầu HA chênh nhau > 10 mmHg. Trị số HA của bệnh nhân là trung bình của hai lần đo sau cùng.

Bệnh nhân ưu tiên đo ở cánh tay và cần được nghỉ ngơi trước khi đo. Cần lưu ý HA sẽ không chính xác nếu sử dụng HA điện tử ở bệnh nhân bị rung nhĩ.

*Theo dõi huyết áp bên ngoài phòng khám

Đo huyết áp bên ngoài phòng khám bao gồm ghi holter huyết áp hoặc  đo huyết áp tại nhà, thường cho kết quả thấp hơn so với số huyết áp đo tại phòng khám và sự khác biệt nay gia tăng khi số đo huyết áp tại phòng khám ở mức tăng cao hơn bình thường. Với các phương pháp đo khác nhau thì thường chẩn đoán có khác nhau.

Bảng 3.3: Các ngưỡng chẩn đoán THA theo phương pháp đo HA19

 

HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)

Đo HA tại phòng khám/bệnh viện

≥ 140

≥ 90

Đo HA lưu động 24 giờ

HA trung bình ban ngày (hoặc lúc thức)

≥ 135

≥ 85

HA trung bình ban đêm (hoặc lúc ngủ)

≥ 120

≥ 70

HA trung bình trong 24 giờ

≥ 130

≥ 80

Trung bình HA đo tại nhà

≥ 135

≥ 85

Những nguyên tắc dưới đây nên được thực hiện: i) trước quá trình đo cần giải thích đầy đủ cho bệnh nhân, với hướng dẫn bằng lời nói và bằng văn bản; (ii) giải thích các kết quả sẽ chính xác hơn nếu thời gian đo bao trùm được cả 24 giờ, nếu ít hơn thì kết quả đọc sẽ kém chính xác hơn; (iii) Holter huyết áp và máy đo huyết áp tại nhà có thể cung cấp một số thông tin khác nhau do đó hai phương pháp này nên được coi là bổ sung cho nhau. (iv) Các thiết bị nên được kiểm tra thường xuyên để tránh sai số ít nhất 6 tháng một lần.

Cả hai giá trị Holter huyết áp và đo huyết áp tại nhà đều liên quan chặt chẽ đến tiên lượng biến cố và tử vong. Huyết áp ban đêm có giá trị tiên lượng nguy cơ tốt hơn huyết áp ban ngày. Theo dõi huyết áp bên ngoài phòng khám còn có ích đối với các bệnh nhân đang điều trị nội trú với mục đích theo dõi tác dụng điều trị và giúp tăng sự tuân thủ sử dụng thuốc.

Bảng 3.4: Các chỉ định lâm sàng của HATN hoặc HALT

(HATN: đo huyết áp tại nhà; HALT: đo huyết áp liên tục)

Các tình huống hay gặp THA áo choàng trắng, ví dụ:

●  THA độ I khi đo tại phòng khám

●  HA tại phòng khám tăng cao đáng kể nhưng không có tổn thương cơ quan đích

Các tình huống THA ẩn giấu hay gặp, ví dụ:

●  HA bình thường cao tại phòng khám.

●  HA tại phòng khám bình thường ở người có tổn thương cơ quan đích hoặc nguy cơ tim mạch cao

Hạ HA tư thế hoặc sau ăn ở bệnh nhân được điều trị hoặc không

Đánh giá THA kháng trị

●  Đánh giá kiểm soát HA, đặc biệt ở bệnh nhân nguy cơ cao đã được điều trị

Đáp ứng HA quá mức với gắng sức

●  Khi có thay đổi HA phòng khám đáng kể

●  Đánh giá triệu chứng khi có tụt HA trong điều trị

Chỉ định đặc hiệu cho HALT hơn HATN:

●  Đánh giá trị số HA ban đêm và tình trạng trũng (Ví dụ: nghi ngờ THA về đêm, như hội chứng ngưng thở khi ngủ, suy thận mạn, ĐTĐ,THA do bệnh nội tiếthoặc rối loạn hệ thần kinh giao cảm)

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Thuốc lá và bệnh tim mạch
  • Chế độ dinh dưỡng và bệnh tim mạch
  • Hoạt động thể lực và bệnh tim mạch
  • Tăng huyết áp và bệnh tim mạch
  • Rối loạn lipit máu
  • Yếu tố tâm lý xã hội và bệnh tim mạch
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Chế độ ăn tốt cho tim mạch

    chế độ ăn.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đánh giá tình trạng bìu không cấp tính ở người lớn

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Ngứa

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Kỹ năng giải thích
    Mục tiêu điều trị
    Nhận dạng các sóng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space