Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Holter điện tim

(Tham khảo chính: Vấn đề khác)

Người phát minh ra máy Holter là Norman Jefferis (J) Holter vào năm 1947, ông đã lần đầu tiên dùng máy thử nghiệm phương pháp ghi điện não đồ liên tục. Đến năm 1948, Holter lại áp dụng máy này ghi điện tâm đồ liên tục trong 24 giờ.

Được áp dụng lâm sàng từ những năm ở thập niên 1960s, sau khi được sản xuất và cấp bằng sáng chế bởi Bruce Del Mar.

Holter điện tim là kỹ thuật không xâm lấn, dùng để theo dõi điện tim liên tục trong một khoảng thời gian dài. Nhiều chế độ ghi tín hiệu điện tim được đưa ra, như: chế độ ghi liên tục, không liên tục. Ngày càng được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán và theo dõi các rối loạn nhịp tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ

Chỉ định ghi Holter điện tim 24 giờ

Theo hướng dẫn của Trường môn tim mạch học Mỹ và Hiệp hội tim mạch Mỹ, thì chỉ định điện tim Holter được sắp xếp theo 3 mức độ và 6 nhóm như sau: 

  • Mức độ 1: Những tình trạng ĐTĐ Holter được công nhận rộng rãi rằng đó là một phương pháp hữu ích và tin cậy.
  • Mức độ 2: Những tình trạng ĐTĐ Holter thường được sử dụng để chẩn đoán nhưng có những ý kiến khác nhau về sử dụng nó.
  • Mức độ 3: Những tình trạng mà có sự nhất trí rộng rãi rằng: ĐTĐ Holter không phải là một thử nghiệm có lợi (34,35).

Và theo 6 nhóm chỉ định:

  • Nhóm 1: Đánh giá các triệu chứng có thể liên quan đến các rối loạn nhịp.
  • Nhóm 2: Đánh giá đặc tính của đoạn RR
  • Nhóm 3: Đánh giá nguy cơ rối loạn nhịp trên những bệnh nhân có bệnh cơ tim.
  • Nhóm 4: Đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc chống loạn nhịp, đặc biệt là: NTT thất có triệu chứng kéo dài, NNT, NNTT.
  • Nhóm 5: Đánh giá chức năng máy tạo nhịp.
  • Nhóm 6: Phát hiện thiếu máu cơ tim. 
     

  • Tạo nhịp một buồng
  • Máy tạo nhịp
  • Holter điện tim
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Ngứa do cơ chế thần kinh (neurogenic itch)

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dịch tễ

    5331/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cơ chế bệnh sinh

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tiếp cận giải quyết vấn đề lâm sàng
    Phân loại các thể lâm sàng
    Sẹo da
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space