Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tiếp cận chẩn đoán đau vùng mặt

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

Trong chẩn đoán đau vùng mặt, việc xác định nguyên nhân chính xác là cần thiết nhằm tránh các can thiệp nội khoa hoặc ngoại khoa không phù hợp. Mặc dù bệnh nhân thường quy kết nguyên nhân đau cho xoang, cần nhấn mạnh rằng viêm mũi xoang ít khi là căn nguyên gây đau vùng mặt. Do vậy, cần thiết lập một quy trình chẩn đoán hệ thống, có thể dựa trên tiếp cận theo giải phẫu học hoặc cơ chế bệnh sinh. 
Tiếp cận giải phẫu học chú trọng vào các đặc điểm lâm sàng liên quan đến vị trí đau, chẳng hạn như khu trú ở vùng mũi, xoang, răng, khớp thái dương hàm hoặc hốc mắt. Ngược lại, tiếp cận theo cơ chế bệnh sinh tham khảo lược đồ về các nguyên nhân gây đau (phía trên)
Sự kết hợp của hai phương pháp này cho phép phân loại thành 7 nhóm triệu chứng đau vùng mặt: đau mũi, đau răng, đau do mạch máu, đau thần kinh, đau vùng giữa mặt, đau mặt không điển hình và đau mặt thứ phát do u. Khai thác tiền sử bệnh một cách toàn diện là yếu tố quyết định để đạt được chẩn đoán xác định.
Để thu thập thông tin cơ bản và tiến hành chẩn đoán đau vùng mặt hiệu quả, chúng ta cần đặt ra tám câu hỏi sau cho bệnh nhân:

2.3.1    Vị trí cơn đau?

Chúng ta yêu cầu bệnh nhân chỉ chính xác vị trí đau. Với thông tin thu được, chúng ta có thể xác định khu cơn đau (cách tiếp cận theo giải phẫu). Các cử chỉ của bệnh nhân có thể cung cấp thêm thông tin về bản chất cơn đau, tầm quan trọng của yếu tố cảm xúc đối với từng bệnh nhân cụ thể.

2.3.2    Đau có lan không?

Cơn đau lan qua đường giữa hoặc vượt ra ngoài vùng chi phối của một dây thần kinh cụ thể thường ít khi có nguyên nhân thực thể của thần kinh.

2.3.3    Đặc điểm cơn đau?


Cảm giác nặng mặt thường gặp trong đau đầu do căng thẳng hoặc đau vùng giữa mặt. Bệnh nhân migraine thường mô tả đau như dao đâm. Đau thần kinh thường có đặc tính đau rát, bỏng hoặc như bị gặm nhấm, dày vò.

2.3.4    Mỗi cơn đau kéo dài bao lâu/ Bao lâu thì xảy ra một cơn?


Các khía cạnh cần làm rõ: Đau liên tục hay từng cơn?, Đau có xảy ra hàng ngày không? Có thời điểm cụ thể nào đau xuất hiện không? Đau có xu hướng tăng dần không?
Một số lưu ý:
-    Đau migraine có thể kéo dài đến 72 giờ, không chỉ vài giờ như nhiều người lầm tưởng.
-    Thời điểm khởi phát cơn đau có thể gợi ý chẩn đoán (ví dụ: đau mặt dữ dội đánh thức bệnh nhân vào buổi sáng và kéo dài dưới 1 giờ có thể hướng tới nhức đầu cụm).
-    Cần loại trừ tổn thương nội sọ nếu bệnh nhân có nhức đầu tăng dần kèm theo buồn nôn hoặc nôn vọt (không liên quan đến gắng sức).

2.3.5    Yếu tố khởi phát cơn đau?


Đau một bên sau cảm lạnh, kèm nghẹt mũi và chảy mũi liên tục có thể gợi ý tình trạng viêm mũi xoang.

2.3.6    Yếu tố làm giảm đau?


Chúng ta cần thông tin về cách bệnh nhân đã điều trị gì và đáp ứng ra sao? Ví dụ: đau đầu do căng thẳng thường đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường; Bệnh nhân migraine thường cảm thấy đỡ hơn khi nằm yên trong phòng tối.

2.3.7    Có triệu chứng đi kèm nào không?


Đau kèm theo buồn nôn là một đặc điểm của migraine (nhưng không đủ để chẩn đoán). Chảy nước mắt một bên, chảy mũi hoặc nghẹt mũi có thể gặp trong đau dây thần kinh sinh ba.

2.3.8    Tác động đến cuộc sống và giấc ngủ hằng ngày?


Nếu bệnh nhân mô tả cơn đau rất dữ dội nhưng vẫn có thể ngủ bình thường, cần cân nhắc đến chẩn đoán phân biệt với đau mặt không điển hình. 
Đau mặt thường liên quan đến yếu tố cảm xúc. Cảm xúc tiêu cực, lo âu hoặc các yếu tố tâm lý có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng ở những bệnh nhân có bệnh lý thực thể, chấn thương hoặc đã phẫu thuật. Sự ảnh hưởng của yếu tố tâm lý lên cơn đau không loại trừ bệnh thực thể, nhưng đây có thể là một chống chỉ định tương đối cho phẫu thuật.
Nếu có sự khác biệt lớn giữa mức độ tổn thương thực thể và cách bệnh nhân mô tả cơn đau (bệnh nhẹ nhưng than đau nhiều), thì yếu tố thực thể có thể chỉ đóng vai trò nhỏ.

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Mục tiêu
  • Định nghĩa
  • Nguyên nhân của đau vùng mặt
  • Tiếp cận chẩn đoán đau vùng mặt
  • Điều trị
  • Điều trị các nguyên nhân đau đầu thường gặp
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    phác đồ điều trị rối loạn phát triển lan tỏa (tự kỷ, hội chứng rett) - tâm lý y học

    phác đồ BV Tâm Thần - TP HCM.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Một bên rốn phổi

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Các bước lập kế hoạch truyền thông-giáo dục sức khỏe
    Các phương pháp áp dụng đơn giản
    Chuẩn bị và kỹ thuật đặt

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space